Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

MEKONG DELTA 2020 – THE DYING FIELD AND 45 YEARS OF DISILLUSIONMENT IN THE LIVES OF TWO INTELLECTUALS


In memory of Professors Nguyễn Duy Xuân and Phạm Hoàng Hộ,
The monuments to the exceptional and undauntable intelligentsia of South Vietnam.

Introduction: After completing his voluminous work Illustrated Flora of Vietnam, Professor Phạm Hoàng Hộ called it “my life’s work.” In the last years of his life, as his last wish, he dedicated it as follows:

“To those victims, still living or dead, who decided to stay in the country after the event of April, 1975 in order to continue to contribute to the fatherland.

To Professor Nguyễn Duy Xuân, former President of the University of Cần Thơ, who died on 10/XI/1986 at the Hà-Nam-Ninh Re-education Camp. 

To the restless souls of those who perished in the East Sea.”

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

ĐBSCL 2020 CÁNH ĐỒNG CHẾT VÀ 45 NĂM ẢO VỌNG TRÍ THỨC


Tưởng nhớ GS Nguyễn Duy Xuân, và GS Phạm Hoàng Hộ,
hai tượng đài trí tuệ kiệt xuất, bất khuất của Miền Nam.

Lời Dẫn Nhập:Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, sau khi hoàn tất bộ sách đồ sộ Cây Cỏ Việt Nam” mà Giáo sư gọicông trình của đời tôi" và vào mấy năm cuối đời,như một Di Chúc,đã đề tặng toàn sự nghiệp ấy cho:


      “Những ai còn sống hay đã chết trong tù vì tháng Tư năm 1975 đã quyết định ở lại để tiếp tục dâng góp cho đất nước.

      Tặng giáo sư Nguyễn Duy Xuân nguyên viện trưởng Đại Học Cần Thơ, mất ngày 10/XI/1986 tại trại Cải Tạo Hà-Nam-Ninh.

      Tặng hương hồn những ai trên biển Đông đã chết nghẹn ngào.

Thế hệ sinh sau 30 tháng 4, 1975 nay cũng đã 45 tuổi, cũnglà 45 năm của một chính sách ngu dân lãng phí / huỷ diệt nguồnchất xám, và lăng nhục cả một thế hệ trí thức Miền Nam.Và nghĩ xa hơn, một Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ không chết như ngày nay nếu có một nhà nước biết trân trọngsử dụng nguồn chất xám ấy, mà biểu tượng là hai trí tuệ kiệt xuất củaMiền Nam như Giáo sư Phạm Hoàng Hộ GiáoNguyễn Duy Xuân, là hai thành viên sáng lập Viện Đại học Cần Thơ năm 1966, và sau 1975 cả hai có cùng một ý nguyện chọn ở lại để xây dựng đất nước sau chiến tranh và thống nhất. Để rồi, GS Nguyễn Duy Xuân thì chết thảm sau 11 năm bị đầy đọa trong trại tù cải tạo Hà-Nam-Ninh ở Miền Bắc, và GS Phạm Hoàng Hộ thì trải qua một chặng đường vô cùng đau khổ qua “một thời kỳ sống trong ảo vọng là sẽ thấy đất nước đi lên, giai đoạn đi xe đạp, ăn gạo hẩm, tưởng hoa sẽ nở trên đường quê hương” để rồi kết thúc là một cái chết buồn bã xa nửa vòng trái đất bên ngoài quê hương, một quê hương mà ông suốt đời gắn bó và chẳng bao giờ muốn xa rời. Hình ảnh một Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, một Giáo sư Nguyễn Duy Xuân những năm sau 1975, là tấm gương và cũng là một trải nghiệm đau đớn cho cả một thế hệ trí thức Miền Nam. Trang sử ảm đạm ấy là một bài học đắng cay cho cả một dân tộc sẽ không thể và không bao giờ quên. Với các thế hệ trẻ sau 1975 ở khắp năm châu, cùng với bản tiếng Việt, nay có thêm bảntiếng Anh để các bạn dễ dàng tiếp cận hơn với bài học lịch sử ấy.