Thứ Ba, 28 tháng 1, 2020

TỪ MỘT ĐBSCL ĐANG NGẬP MẶN ĐI THĂM NHÀ MÁY KHỬ MẶN CARLSBAD LỚN NHẤT NƯỚC MỸ

Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL
sống trong cảnh hạn mặn
và thiếu nguồn nước ngọt
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long



Hình 1_ TỪ NGUỒN NƯỚC BIỂN. Poseidon Water / Carlsbad Desalination Plant, nhà máy khử mặn từ nguồn nước biển qua kỹ thuật thẩm thấu đảo nghịch / reverse osmosis mỗi ngày sản xuất / cung cấp 50 triệu gallons nước/ ngày (190,000 mét khối), là nguồn nước uống tinh khiết cho 400,000 cư dân Quận San Diego. Nhóm Bạn Cửu Long đi thăm khu nhà máy khử mặn Carlsbad lớn nhất nước Mỹ;  từ phải: Ngô Thế Vinh, Jessica H. Jones Director of Communications, Phạm Phan Long. [photo by Ngô Minh Triết] (1)



Hình 2_ TỪ NGUỒN NƯỚC THẢI. Thăm 2 khu Nhà máy: (1) Xử lý Nước Thải / Waste Water Treatment Plant thanh lọc từ nguồn nước thải và mỗi ngày sản xuất / cung cấp 100 triệu gallons / ngày (378,000 mét khối) nước sạch cho cư dân Quận Cam; (2) Hệ thống Bổ sung Tầng Nước ngầm / Ground Water Replenishement System (GWRS). Ms. Becky Mudd (giữa) đặc trách giao tế cộng đồng, KS Phạm Phan Long (phải), Ngô Thế Vinh (trái). [photo by Nguyễn Đăng Anh Thi] (4)

NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI 2020

Cách đây 27 năm, kể từ 1993, Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày 22 tháng 3 mỗi năm là Ngày Nước Thế Giới / World Water Day, do sáng kiến từ Hội nghị Môi Sinh và Phát Triển/ United Nations Conference on Environment and Development/ UNCED tại Rio de Janeiro, Brazil [1992].

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2020

THE LUANG PRABANG HYDRO-DAM ON AN EARTHQUAKE ZONE IN NORTHERN LAOS AND THE RISK OF A SERIES OF DAM BREAKDOWNS

To the 20 million inhabitants of the Mekong Delta
and the Friends of the Mekong Group

NGÔ THẾ VINH

*
Picture 1a_ Left:  The map of SouthEast Asia: the grey dots represent the epicentral distributions; the blue dots the recorded earthquakes at ≥ 6.0; the red stars those ≥ 7.0. The red lines show the seismogenic faults. (Santi Pailoplee et al.2009) (4) Picture 1b_ Right: At least 5 of the 9 hydroelectric dam projects on the Mekong River’s mainstreamin Laos are located in the earthquake prone zone on the north-south axis: Pak Beng 1320 MW, Luang Prabang 1410 MW, Xayaburi 1260 MW, Pak Lay 1320 MW, Xanakham 1000 MW… the Luang Prabang Dam, the largest, is ironically funded by state-owned PetroVietnam Power Co., the lead investor. [source: Michael Buckley, updated  in 2019 by Ngô Thế Vinh]


TWO EARTHSHAKING NEWS 

10.29.2019: The first day in operation of the Xayaburi Dam

On that date, the Lao government kick started the turbines of the Xayaburi Dam (1260 MW), its first hydroelectric dam on the Mekong River’s mainstream. At the time, when the Mekong River’s section near the dam was almost being drained dry this event represented an earthshaking news to the inhabitants of the Mekong River Basin. The question that came to everybody’s mind was: “Where can one find sufficient water to run the Xayaburi’s turbines at full capacity?”
Then, came the not only earthshaking but also disconcerting event: the earthquake in the Xayaburi Province, Northern Laos, where the hydroelectric dam with the same name went into operation just three weeks prior.

21.11.2019: Earthquake in the Xayaburi Province Northern Laos

The author first received the news through a text message sent from Paris. It was later reported by the French newspaper Le Figaro on November 20, 2019, at 17: 05:  Earthquake of 6.1 in Laos . “An earthquake of 6.1 happened on Thursday in Northwest Laos, near the border with Thailand according to the U.S. Geological Survey USGS, the epicenter was located at a shallow depth and recorded at 6:50 AM local time (23:50 international time on Wednesday 20.11.2019). (6)

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

Letter addressed to the 92 Deputies representing the 13 provinces of the Mekong Delta in the National Assembly LUANG PRABANG HYDROELECTRIC DAM ANOTHER ECOLOGICAL DISASTER TO ITS BASIN AND THE MEKONG DELTA IN VIETNAM

To the 20 million inhabitants of the Mekong Delta
To the Friends of the Mekong Group

NGÔ THẾ VINH

Only three months are left, before the Prior Consultation Phase [10/ 2019 –4/ 2020] for the Luang Prabang Project comes to an end. If no immediate action or drastic change in the position of Vietnam is taken, the ground breaking ceremony for the construction of the Luang Prabang Dam will take place in April of 2020. That would be a day of mourning to all the 20 million inhabitants of the 13 provinces in the Mekong Delta. Sadly enough, it is the Vietnamese Government that causes its people to enter into mourning.

With the Mekong Delta being seriously degraded now and in the coming days, we can, with complete certainty, assert that: the Luang Prabang Dam Project with Vietnam as the lead investor is devoid of any benefits to the country and its people. On the contrary, it works to their detriment causing increasingly grievous damages to the entire Basin and Delta of the Mekong River.

This article is addressed to the 92 Deputies of the 13 provinces in the Mekong Delta with the hope that you will act as a task force, within the limits of your authority, to take immediate actions, achieve a breakthrough to forestall a strategic mishap in the Mekong Basin as well as safeguard the Mekong Delta – the region you are representing.

VIETNAM: A BAFFLING ABSENCE

The English bulletin of RFA on 12/30/2019: the Government of Laos announced that the Luang Prabang Dam’s construction may begin ahead of schedule in 2020.



Picture 1_ Boats moored on the banks of the Mekong River in the vicinity of the construction site for the Luang PrabangHydroelectric Dam in Northern Laos  [source: RFA].


Thứ Hai, 13 tháng 1, 2020

Thư gửi 92 Đại Biểu Quốc Hội 13 tỉnh Miền Tây THUỶ ĐIỆN LUANG PRABANG THÊM MỘT THẢM HOẠ MÔI SINH CHO ĐBSCL VIỆT NAM VÀ LƯU VỰC

Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

NGÔ THẾ VINH

Chỉ còn hơn ba tháng nữa là hết hạn tiến trình Tham khảo Trước [10/ 2019 –4/ 2020] cho dự án Luang Prabang. Nếu không có hành động tức thời và chuyển biến quyết liệt từ phía Việt Nam, lễ động thổ - ground breaking khởi công xây con đập Luang Prabang sẽ diễn ra vào tháng 4/2020. Đó sẽ là một ngày tang tóc cho toàn thể 20 triệu cư dân 13 tỉnh Miền Tây, mà vòng khăn tang đó lại do chính Nhà Nước Việt Nam tự quấn lên đầu người dân mình.

Với một Đồng bằng Sông Cửu Long đã và đang bị tổn thương như hiện nay, chúng tôi nhận định và cả với niềm xác tín rằng: dự án đập Luang Prabang do Việt Nam là chủ đầu tư, không những không có lợi lộc gì cho dân cho nước mà hoàn toàn có hại, khiến cho cả một vùng châu thổ là ĐBSCL ngày càng bị tổn thương trầm trọng hơn.

Bài viết này gửi tới 92 vị Đại biểu Quốc hội của 13 tỉnh Miền Tây, mà chúng tôi kỳ vọng quý vị như một toán đặc nhiệm – task force, trong quyền hạn có thể  phản ứng nhanh, tạo bước đột phá, tránh được một sai lầm chiến lược trong lưu vực sông Mekong và cả cứu nguy ĐBSCL – vùng mà các vị đang đại diện.

VIỆT NAM: MỘT SỰ VẮNG MẶT RẤT KHÓ HIỂU

Bản tintiếng Anh cuối năm trên RFA ngày 30/12/2019, chính phủ Lào cho biết  Đập Luang Prabang có thể sẽ khởi công 2020 sớm hơn dự kiến.



Hình 1_ Những chiếc ghe buông neo trên bờ sông Mekong gần nơi xây đập thuỷ điện Luang Prabang bắc Lào [nguồn: RFA].

Bản tin viết: “Luang Prabang có thể được khởi công xây trước kế hoạch, sau con đập Xayaburi đã vận hành và đập Don Sahong đang chạy thử, và sẽ là con đập thuỷ điện dòng chính thứ ba trên sông Mekong của Lào. 

Do được hỗ trợ của chính phủ Thái nên dự án Luang Prabang có thể có bước nhảy vọt – leapfrogging trước hai con đập Pak Beng và Pak Lay cho dù 2 dự án này đã hoàn tất các giai đoạn Tham khảo Trước – prior consultation phases.