Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

HIS NON-BLEEDING WOUND

(Gửi Tác Giả Mặt Trận Ở Saigon - Ngô Thế Vinh)



He has left the war
But the war has not left him alone
Like a smouldering suture
It sticks to his chest 
Gently he peels off the scabs
Turning stitches into loose leaves
Full of injuries

Abandoned burned out villages
B52 craters defacing the ground
Not a single child
Not a single elder

VẾT THƯƠNG KHÔNG CHẢY MÁU CỦA CHÀNG / HIS NON-BLEEDING WOUND

(Gửi Tác Giả Mặt Trận Ở Saigon - Ngô Thế Vinh)



     Chàng đã ra khỏi chiến tranh
He has left the war
     Nhưng chiến tranh không ra khỏi chàng.
But the war has not left him alone
     Như con dấu nung
Like a smouldering suture
     Đóng vào trái tim chàng
It sticks to his chest 
     Chàng cúi xuống ngực mình
     Từ tốn bóc…
Gently he peels off the scabs
     …vết rách thành những tờ rơi
Turning stitches into loose leaves
     Những tờ đầy thương tích
Full of injuries

THE SAME SYSTEMIC BLUNDERS TO THE RESCUE OF THE MEKONG DELTA SAY “NO” TO THE CÁI LỚN – CÁI BÉ PROJECT

To the Friends of the Mekong Group
and the 18 million inhabitants of the Mekong Delta whose voice is muted

Nowadays, Vietnam’s irrigation policy must adapt to the changes that are taking place in agricultural activities. It can no longer pursue the old objective of increasing rice production through intensive farming but has to aim for the amelioration of the people’s livelihood through crop diversification and integrated cultivation. Unfortunately, interest groups adamantly hold on to their original plans and insist on implementing large scale irrigation systems, build dikes to control salinity, construct canals to channel rare and precious fresh water from the distant Hậu River to force the farmers to plant rice like in the case of theCái Lớn – Cái Bé Rivers Irrigation Project (CLCB). Those interest groups know how to pull strings to have their projects approved so that they can make money at the expense of the helpless rice farmers. [exchange of email on 09.16.2018 between Prof. Võ Tòng Xuân and Dr. Ngô Thế Vinh]



Picture 1:upper and lower, overall picture of the Cống Cái Lớn, Cống Cái Bé, acclaimed as the Project of the Century: the permanent sluice gate system to fight salinity at CLCB, if implemented, in the opinion of independent experts, is not only extremely costly (more than VND 3.000 billion) but also not needed. In addition, it carries the inherent danger of devastating on a wide scale the entire ecosystem of the Mekong Delta that is already fragile.  This project by the Ministry of Agriculture and Rural Development/ Bộ NN & PTNT stands in complete violation of the spirit of the government’s Resolution 120/NQ-CP regarding the sustainable development of the Mekong Delta and adapting to climate change signed by Prime Minister Nguyễn Xuân Phúc on 11.17.2017 which emphasizes this underlying principle:Respect natural law and practical conditions, avoid violently interfering in the nature.”(1,2)

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

NHÂN ĐỌC MẶT TRẬN Ở SÀI GÒN


 Mặt Trận Ở Sài Gòn không tiếng súng

Người lính ngó mông, nhìn theo đường phố lặng thinh

Sau biểu tình

Tháo băng đạn

Cởi áo giáp

Đóng an toàn vũ khí

Lột chiếc mặt nạ chống hơi ngạt

anh không nhận ra mình

Đi về đâu, trên đoạn đường chiến binh?


PHAN NHẬT NAM 

Sài Gòn 1972 - Little Saigon 2020

VẾT THƯƠNG KHÔNG CHẢY MÁU CỦA CHÀNG

Trần Mộng Tú

(Gửi Tác Giả Mặt Trận Ở Saigon - Ngô Thế Vinh)


Chàng đã ra khỏi chiến tranh
Nhưng chiến tranh không ra khỏi chàng.
Như con dấu nung
Đóng vào trái tim chàng
Chàng cúi xuống ngực mình
Từ tốn bóc…
…vết rách thành những tờ rơi
Những tờ đầy thương tích

Những ngôi làng trơ trụi bỏ hoang
Những hố bom B52 cầy nát mặt đất
Không một bóng trẻ
Không một người già

Còn gì đau thương
Còn gì xúc động bằng
Trong hoang vu đổ nát
Có con người cõng một xác chết trên lưng
Trong gió bão mịt mùng
Trong ngôi chùa Miên hoang phế
Một người con của Chúa
Gửi hồn xác của đồng đội mình cho Phật

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2020

ĐI TÌM SỰ YÊN TĨNH VỚI “MẶT TRẬN Ở SÀI GÒN”

Hoàng Ngọc Nguyên

Trong những ngày đang phải cố thủ tại gia một cách tuyệt vọng trước “kẻ thù vô hình” Corona virus giăng mắc, phong tỏa nơi nơi, “Mặt Trận Ở Sài Gòn” là một nguồn quên lãng lớn cơn đại dịch này. Trước hiện tại đang thêm phần đen tối không chỉ vì đại dịch Cô-Vy và nạn suy thoái/ lạm phát mà chủ yếu vì một chính tình thối nát, có khi người ta phải đi vay mượn một vài tia sáng từ quá khứ để có thể ngày qua ngày. Những câu chuyện cách đây cả 50 năm ở một nơi nay quá xa xôi bỗng dưng sống lại một cách da diết trong trí nhớ, trong con tim của mỗi chúng ta khi có “Mặt Trận Ở Sài Gòn” đặt đầu bàn ngủ (không phải gối đầu giường).

Tác phẩm này là một tuyển tập truyện ngắn, ấn bản 2020 là song ngữ Việt Anh, nhưng tôi vẫn xem đó cũng là một tuyển tập tạp bút, tạp ghi từ những đau nhức của một thời của thế hệ chúng tôi - thời đó chúng ta chỉ mới hăm mấy, ba mấy, nhưng nay đã bước qua tuổi cổ lai hi rồi. Thời gian có thể qua nhanh như vậy sao? Truyện ngắn ít nhiều vẫn có tính hư cấu (“truyện”), đặt chuyện từ mục đích của người viết muốn chuyển tải. Bởi vậy, có khi “truyện” có vẻ không thật và người xem sau khi gấp sách lại có thể nhún vai coi như xong.