Thứ Ba, 23 tháng 1, 2024

Ngô Thế Vinh: nhà văn, người lính, và trí thức đích thực

NGUYỄN VĂN TUẤN

"Hai tác phẩm đó viết về sinh mệnh của một dòng sông là mạch sống không chỉ của Việt Nam mà còn của hơn 70 triệu dân thuộc bảy quốc gia ven sông."

Đó là lời phát biểu như một tâm sự của tác giả Nhà văn, Bác sĩ Ngô Thế Vinh nhân dịp anh được trao giải thưởng Văn Việt vào Tháng Ba năm 2017. Hai tác phẩm mà anh đề cập đến là "Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng" và "Mekong - Dòng Sông Nghẽn Mạch". Đó cũng chính là hai tác phẩm làm nên tên tuổi của tác giả Ngô Thế Vinh. Ngày nay, trước những tranh chấp ở Biển Đông và ở những xung đột mới xảy ra ở Tây Nguyên, hai tác phẩm trên trở nên cần thiết hơn hết cho những ai muốn có một cái nhìn ngọn ngành và đằng sau những vấn đề thời sự đó.  

Hình 1: Sau 3 năm gián đoạn vì đại dịch, Nguyễn Văn Tuấn trở lại Mỹ. Từ Đại học Stanford, NVT xuống Nam California, mấy anh em có dịp gặp lại nhau, từ phải: GS Lê Xuân Khoa, Phạm Phan Long, Nguyễn Văn Tuấn, Ngô Minh Triết, Đinh Quang Anh Thái, Ngô Thế Vinh. [Laguna Beach,10/2023]

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2024

Youtube: Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch do nhà thơ Lê Hân thực hiện trên Youtube

NGÔ THẾ VINH, Audiobook câu chuyện của dòng sông: MEKONG DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH: Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch 2017 phiên bản nguyên vẹn, đã được nhà thơ Lê Hân, Nxb Nhân Ảnh đưa lên YouTube. Xin giới thiệu với các Bạn Đọc.

Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch của Ngô Thế Vinh là những trang bút ký sống động với nhiều hình ảnh của tác giả qua những chuyến đi thăm các khúc sông Mekong từ thượng nguồn Vân Nam, Lào, Thái Lan, Cam Bốt xuống tới ĐBSCL Việt Nam: cũng để thấy rằng với những bước khai thác huỷ hoại đã khiến toàn hệ sinh thái của dòng sông đang suy thoái nhanh hơn dự kiến của nhiều người, ngoài chuỗi những con đập thuỷ điện bậc thềm khổng lồ Vân Nam chắn ngang dòng chính Sông Mekong, nay lại thêm dự án 12 con đập dòng chính hạ lưu ở Lào và Cam Bốt với những hậu quả tích luỹ khiến con  Sông Mekong, Biển Hồ với Châu thổ Tonlé Sap và ĐBSCL đang chết dần. 

MKDSNM audiobook ra mắt lần đầu tiên 2007 là bản rút ngắn, nay 2017 được tái bản là một phiên bản nguyên vẹn với giọng đọc hiếm quý thuần Nam bộ của Ánh Nguyệt, nguyên phóng viên RFI; nhạc đệm của Đoàn Văn nghệ Dân tộc Lạc Hồng, phần hoà âm do Tuấn Thảo phụ trách. Mẫu bìa của Khánh Trường. Kỹ thuật Youtube Lê Hân. Phát hành miễn phí.

Tập 1: https://www.youtube.com/watch?v=6_COKOfsVYo&t=91s
Tập 2: https://www.youtube.com/watch?v=t1fofUx1GWQ&t=180s
Tập 3: https://www.youtube.com/watch?v=WFl3tt5TPYc&t=3135s
Tập 4: https://www.youtube.com/watch?v=uUTJNQ7AghE&t=63s
Tập 5: https://www.youtube.com/watch?v=EVfWO9EVAcM&t=37s

Liên Lạc: 
Nxb Nhân Ảnh, Lê Hân: han.le3359@gmail.com

Việt Ecology Press: P.O. Box 3893, Seal Beach, CA 90740

Thứ Năm, 18 tháng 1, 2024

Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch TỪ TÁC GIẢ NGÔ THẾ VINH ĐẾN AUDIOBOOK

ÁNH NGUYỆT


Hình 1: Buổi ra mắt sách Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch tại Paris 2007, từ trái, phóng viên Ánh Nguyệt, RFI đang giới thiệu sách và audiobook. [tư liệu của Ánh Nguyệt]

Ngô Thế Vinh – Mối thân tình 20 năm

Năm 2000, nhà xuất bản Văn Nghệ (Hoa Kỳ) cho ra mắt người đọc tiểu thuyết dữ kiện Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (CLCD BĐDS). Lần đầu tiên có một quyển tiểu thuyết đồ sộ về sông Cửu Long và vùng đồng bằng Nam bộ được con sông nuôi dưỡng. Đồ sộ không chỉ ở số trang sách (ngót 650 trang) mà chủ yếu ở công phu tham khảo tài liệu và cả những chuyến đi quan sát tại chỗ của tác giả. Người đọc biết thêm nhiều điều về con sông Cửu Long và vùng đồng bằng trù phú nhất đất nước, về những tai họa mà con sông phải hứng chịu do tham vọng bành trướng của quốc gia thượng nguồn, những thỏa hiệp tiếp tay không kém phần nguy hiểm của những nước trong khu vực con sông đi qua.

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2024

Tình Thương còn lại

Trang Châu

Nguyệt San Tình Thương do Sinh Viên Y Khoa Chủ Trương: từ trái, Số báo đầu tiên, Số 18 với chủ đề Thanh Niên Hướng Về Nông Thôn, Số 24 Đặc Biệt về Đại Hàn với chủ đề Chiến Tranh và Hoà Bình.   

*

Xin nói ngay để tránh hiểu lầm. Tình Thương đây là tên tờ nguyệt san của sinh viên y khoa Sàigòn của những năm từ 1963 đến 1966. Còn lại là nêu tên vài cây bút từng viết cho tờ báo, một thời gây sóng gió này, hiện còn sống và tiếp tục viết. Sau 60 năm, nhân sự từng gắn bó với Tình Thương cũng hao hụt đi nhiều: Phạm Đình Vy - chủ nhiệm, Nguyễn Vĩnh Đức - chủ bút đầu tiên, Nghiêm Sỹ Tuấn, Bùi Thế Hoành, Trần Đoàn, Trần Xuân Dũng đã bỏ cuộc chơi. Còn lại Hà Ngọc Thuần ở Úc vẫn thấy hiện diện trên diễn đàn Sinh Viên Quân Y. Còn Liza Lê Thành Ý, Nguyễn Thanh Bình ở Montréal. Thỉnh thoảng vẫn thấy Liza trình bày bìa cho Tập San Y Sĩ Canada (TSYSC), còn Nguyễn Thanh Bình thì đều đặn ôm mục Tin Tức Mình cho TSYSC. Tiếp tục viết, gởi bài đăng báo, in sách, xem ra chỉ còn tôi và Ngô Thế Vinh.

Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2024

Nhà văn Ngô Thế Vinh

Nguyễn Vy Khanh

Ngô Thế Vinh sinh năm 1941 tại Thanh Hóa, một trong những cây bút chủ-lực của tờ Tình Thương, “nguyệt san tranh đấu văn-hóa xã-hội do sinh viên Y Khoa chủ trương”(số ra mắt tháng 1-1964 và số cuối 30, tháng 6-1966) mà ông là tổng thư ký từ số 9 (1964) rồi chủ bút cho đến số cuối. Ông tốt nghiệp Đại học Y khoa Sài Gòn năm 1968, nhập ngũ 1969, làm y-sĩ trưởng Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù.