Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2025

TRUNG TÁ BIỆT CÁCH DÙ VŨ XUÂN THÔNG

Một Chiến Binh, Một Bạn Hiền Vừa Ra Đi

Lời Giới Thiệu: Trong bài viết dưới đây, BS Ngô Thế Vinh khắc họa Trung tá Vũ Xuân Thông (người mới qua đời ngày 12/3/2025) như một biểu tượng của người lính VNCH: dũng cảm, trung thành, và đầy lí tưởng. Qua câu chuyện của ông, người đọc cảm nhận được sự hi sinh thầm lặng và những vết thương tâm hồn mà thế hệ ông phải gánh chịu. Bài viết không chỉ kể về cá nhân Trung tá Vũ Xuân Thông mà còn phản ảnh số phận của hàng ngàn quân nhân VNCH sau 1975, từ tù đày đến cuộc sống lưu vong. Trong bối cảnh kỷ niệm 50 năm ngày chấm dứt chiến tranh, bài viết này là một tư liệu quí giá về lịch sử VNCH, đồng thời lưu giữ kí ức về một thế hệ chiến binh và những giá trị họ đã bảo vệ. GS Nguyễn Văn Tuấn, Sydney Australia




Thứ Năm, 24 tháng 4, 2025

TRUNG TÁ BIỆT CÁCH DÙ VŨ XUÂN THÔNG

          MỘT CHIẾN BINH, MỘT BẠN HIỀN VỪA RA ĐI


Hình 1: Tốt nghiệp khóa 17 trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt 1963, Vũ Xuân Thông tình nguyện gia nhập Lực Lượng Đặc Biệt, một binh chủng mới của quân lực Việt Nam Cộng Hòa thời bấy giờ. Hình trên là Đại Úy LLĐB Vũ Xuân Thông khi đang là Liên Toán Trưởng Thám Sát của Trung Tâm Huấn Luyện Hành Quân Delta, sau này, sát nhập với Tiểu Đoàn 81 để trở thành Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, một lực lượng tổng trừ bị thiện chiến trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu. [nguồn: LĐ81 BCNDLLĐB]

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2025

Quân Trường Quang Trung 1969 _ Và Đêm Kinh Hoàng


Cha Vô Danh _ Quân Trường Quang Trung Phần 1



Cha Vô Danh _ Quân Trường Quang Trung Phần 2 



Cha Vô Danh _ Đêm Kinh Hoàng  Phần 1 



 Cha Vô Danh _ Đêm Kinh Hoàng  Phần 2






 





 

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2025

Một Chọn Lựa: Danh Dự và Trách Nhiệm


Y sĩ tiền tuyến VŨ ĐỨC GIANG

Y sĩ trưởng Tiểu Đoàn 7 TQLC 

Ngày 21 tháng Tư 1975, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức và khẳng định với quốc dân và chiến hữu trên Truyền Hình Việt Nam là sẽ trở lại với Quân Đội để chiến đấu. Ông trao quyền lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Đêm 25 tháng Tư, 1975 ông Thiệu và toàn gia đình đã ở Đài Loan! 

_ Ngày 25 tháng Tư 1975, nguyên Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ đã từng nói “sẽ ở lại Sài Gòn và chiến đấu cho tới chết. Tôi sẽ biến Sài Gòn trở thành một Leningrad thứ hai” nhưng chỉ 4 ngày sau, 29 tháng Tư 1975 Thiếu tướng Không quân Nguyễn Cao Kỳ cũng cao chạy xa bay, trên một chiếc trực thăng ra Hàng không Mẫu hạm Midway bỏ lại sau lưng lời thề quyết tử. 

_ Trong khi đó tại bãi biển Thuận An, Y sĩ Trung úy Vũ Đức Giang, Y Sĩ Trưởng Tiểu Đoàn 7 Thủy Quân Lục Chiến và mấy quân Y tá vẫn khiêng các thương binh lên tàu, sau đó anh và toán cứu thương cùng bước xuống tàuđi dưới làn mưa đạn của VC lên bờ để tiếp tục ở lại cùng đồng đội chiến đấu. Ý thức chọn lựa trách nhiệm và danh dự của BS Vũ Đức Giang đã kết thúc bằng cái chết bi thảm của Anh ở tuổi 28.


 

(Vũ Đức Giang, trích từ Kỷ Yếu Y Khoa Sài Gòn 1967-1974)


          Đây là bài viết chính của BS Phạm Anh Dũng về Vũ Đức Giang, một người bạn thân cùng lớp tại trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn và cùng khóa Quân Y Hiện Dịch 21, cũng là khóa QYHD cuối cùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Cũng thêm vào bài là các chi tiết, tạm gọi là bối cảnh sơ lược, đáng nhắc lại, còn ghi nhận được của từng năm học, liên quan đến cả học trình Y Khoa bảy năm 1967-1974. Phạm Anh Dũng

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2025

Quân Trường Quang Trung 1969 Và Đêm Kinh Hoàng _ Phạm Ngọc Lân



 
Khoá 11 Trưng Tập Y Nha Dược



Dẫn Nhập: Quân Trường Quang Trung 1969 và Đêm Kinh Hoàng là trích đoạn 2 chương sách 40 & 41 từ tác phẩm Cha Vô Danh của Phạm Ngọc Lân. Tác giả đã ghi lại trung thực những trải nghiệm đầu đời của hơn 200 Y Nha Dược Sĩ mới bị động viên vào quân ngũ nhưng ngay trong 9 tuần lễ đầu của thời gian thụ huấn quân sự, đã có cả “máu và nước mắt” với chết chóc và thương vong: một bác sĩ bị tử thương và 15 sĩ quan Quân Y bị thương do một trái mìn Claymore định hướng nội hoá nhắm vào doanh trại của họ. Cũng không phải là vô ích để nhìn lại một sự kiện xảy ra cách đây cũng đã 56 năm. Phạm Ngọc Lân sinh năm 1944, học trường trung tiểu học Adran Đà Lạt, tốt nghiệp Cao Học Dược Khoa, và Cử Nhân Giáo Khoa Vật Lý Đại Học Khoa Học Sài Gòn, Gỉảng Sư Đại Học Dược kiêm giáo sư lý hoá trường Marie Curie, anh còn là một nghệ sĩ tài hoa, một tay đàn guitar cổ điển có hạng. Tuy mang hai dòng máu Pháp Việt, Phạm Ngọc Lân rất yêu tiếng Việt và có một tâm hồn rất Việt Nam. Có thể nói Cha Vô Danh là hồi ký của một nhân vật trung tâm Phạm Ngọc Lân, nhưng bao quát hơn là viết về những con người thật việc thật, họ đã sống trên một đất nước Việt Nam trong thế kỷ 20 đầy thăng trầm với chiến tranh và loạn lạc. Tác giả muốn ghi lại cho các thế hệ mai sau có thể hiểu biết thêm không chỉ về đời sống của cha ông, mà hơn thế nữa về lịch sử cận đại của đất nước mình. Cha Vô Danh là hành trình của một trí thức đích thực của Miền Nam Việt Nam, đã được chính tác giả viết với 3 ngôn ngữ Pháp, Việt, Anh. 

*

40. Quân trường Quang Trung 1969 

 

Ngày thứ hai mùng 2 tháng 6 năm 1969, khóa 11 Trưng Tập được đưa lên học quân sự tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Suốt thời gian thụ huấn tại đây, Long viết đều đều cho Mai, gần như một nhật ký ghi lại những sinh hoạt trong trại lính. Những chuyện vui buồn đáng ghi lại làm kỷ niệm, vì nó rất khác với sinh hoạt ngoài đời sống dân sự.

 

Hơn 200 Y, Nha, Dược, Thú Y sĩ trình diện tại Trường Quân Y từ 7 giờ rưỡi với ba-lô trên lưng và túi vải nhà binh đựng đồ dùng (từ thời lính Pháp đã có loại túi này, gọi là « sac marin »), leo lên tám chiếc GMC. Đoàn xe chuyển bánh hướng về Hóc Môn phía tây bắc Sài Gòn. Sau khi vào vòng đai Quang Trung, đoàn xe chạy thẳng đến trại Võ Tánh, liên đoàn A, tiểu đoàn Nguyễn Huệ. Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung là cả một thành phố với nhiều đường sá, nhưng không có nhà ở mà chỉ có doanh trại.

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2025

NGƠ NGÁC BÊN DÒNG SÔNG CỬU LONG _ Phạm Cao Hoàng

 gửi anh Ngô Thế Vinh



 

rồi những người đi cũng trở về

ngậm ngùi ghé lại bến sông xưa

chuyến phà năm cũ không còn nữa

và bóng người xưa đã mịt mờ

 

chỉ còn những dấu chân năm tháng

của Chín Con Rồng ở phía Nam

chỉ còn những cảnh đời lang bạt

ngơ ngác bên dòng sông Cửu Long

 

chỉ còn tiếng thì thầm than thở

ngửa mặt nhìn lên phía thượng nguồn

bây giờ nước mặn sâu trong đất

đất nứt, vườn khô, thôn xóm buồn

 

rồi những người đi cũng trở về

chạnh lòng thương chín nhánh sông xưa

mây bay mây vẫn còn bay mãi

đời vẫn bơ phờ vẫn xác xơ

 

PHẠM CAO HOÀNG

Virginia, 12.2023


Bài thơ này đã được nhạc sĩ Nguyễn Quyết Thắng phổ thành ca khúc. Bấm vào đường dẫn dưới đây để nghe ca sĩ Ngọc Quy trình bày ca khúc này:


NGƠ NGÁC BÊN DÒNG SÔNG CỬU LONG - cs Ngọc Quy - nhạc Ng Quyết Thắng - thơ Phạm Cao Hoàng .

 

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2025

THẾ GIỚI SÁNG TẠO MIỀN NAM VIỆT NAM 1954 – 1975 ĐẾN NAY _ Eric Henry

 

Giới thiệu của người dịch

 

 

Cuốn sách này là bản dịch của một tập hợp bài viết về các nhân vật, văn học và báo chí của các cá nhân người Việt đã có những đóng góp đáng kể cho văn học, nghệ thuật và khoa học. Đây là một nguồn thông tin phong phú về lịch sử xã hội, văn hóa và chính trị của Miền Nam Việt Nam, cũng như sự nghiệp cá nhân trong lãnh vực nhân văn. 

 

Những nhân vật được mô tả phần lớn đã nổi tiếng trong thời kỳ 1954 - 1975. Sau khi Miền Nam sụp đổ vào tay Bắc quân năm 1975, hầu hết trong số họ đã bị giam cầm một số năm trong các trại cải tạo cộng sản. Sau đó, vào những năm 1980, một số đã đến Hoa Kỳ và hầu hết vẫn tiếp tục hoạt động sáng tạo.

 

Võ Phiến (1925 - 2015), nhà tiểu luận, tiểu thuyết gia và sử gia văn học, đã mô tả nền văn học phát sinh dưới thời Việt Nam Cộng Hòa như sau: “Ở Miền Nam Việt Nam thời 1954-75, giữa hoàn cảnh chiến tranh, đã phát triển một nền văn nghệ khác hẳn. Trên sách báo tha hồ nở rộ những nụ cười sảng khoái, công kích điều sai chuyện quấy, đùa riễu những phần tử xấu xa. Phần tử ấy không thuộc hạng Lý Toét Xã Xệ. Không hề có nhân vật nào thấp bé như thế bị bêu riếu trong thời kỳ này. Nạn nhân là từ hạng những tay cầm đầu một tỉnh cho đến các vị cầm đầu cả nước. Tiếng cười cợt ngang nhiên, hể hả, râm ran khắp cùng trên mặt sách báo... Mặt khác, mọi quan niệm nhân sinh, mọi tín ngưỡng, hay có dở có, cao thâm có mà ngông cuồng gàn dở cũng có nữa, tha hồ được tìm hiểu, trình bày, quảng bá. Trước và sau thời 1954-75 ở Miền Nam, không thấy ở nơi nào khác trên đất nước ta, văn học được phát triển trong tinh thần tự do và cởi mở như vậy.”