Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2021

Ðọc “Mekong dòng sông nghẽn mạch” của Ngô Thế Vinh

VŨ ÁNH

*Photo by Uyên Nguyên

Vũ Ánh sinh năm 1941 tại Hải Phòng, là nhà báo kỳ cựu từ trước 1975 cho tới khi ra hải ngoại. Từ 1964 ông đã là một phóng viên chiến trường trong cuộc chiến tranh Việt Nam, từng là Chánh sở Thời sự Đài Phát Thanh Sài Gòn. Sau 1975, ông bị tù 13 năm trong các trại tù cộng sản. Ra tù, ông làm đủ nghề lao động để kiếm sống. Tới 1992, ông được đi định cư tại Hoa Kỳ theo chương trình H.O. Tới Mỹ, Vũ Ánh vẫn tiếp tục nghiệp báo tại các cơ quan truyền thông Nam California. Từng là chủ bút nhật báo Viễn Đông do nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang sáng lập. Rồi sang làm cho nhật báo người Việt trong nhiều năm với chức vụ tổng thư ký rồi chủ bút. Ông được các đồng nghiệp quý trọng, xem ông như một nhà báo mẫu mực, có kiến thức và cương trực. Ông qua đời đột ngột vào tháng 3/2014 ở tuổi 73.

LTS.- Nhà xuất bản Văn Nghệ Mới lại vừa cho ấn hành thêm một tác phẩm mới của Ngô Thế Vinh nhan đề “Mekong dòng sông nghẽn mạch”. Ðây là tác phẩm thứ hai đề cập đến việc Trung Quốc đang khai thác tận tình thượng nguồn sông Mekong mà không cần để ý gì đến mối nguy hại mà họ tạo cho những lân bang dưới nguồn. Vì sách chứa đầy rẫy những dữ kiện quan trọng, nhà báo Vũ Ánh sẽ điểm từng chương một. Khởi đầu là “Tường trình từ Vân Nam - Ðến với con đập Mạn Loan. [ nguồn: http://www.nguoi-viet.com/ ]  

Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

TRẦN HOÀI THƯ VÀ NGỌC YẾN VỚI CON CHIM CHẰNG NGHỊCH VÀ NỖI NHỚ QUÊ

Lời Dẫn Nhập: Trần Hoài Thư là một tên tuổi có trong danh sách các tác giả của Tuyển Tập Chân Dung VHNT & VH II, nhưng cũng để thấy rằng đây là một chân dung văn học rất khó viết, do đã có quá nhiều người viết về đủ mọi khía cạnh của THT. Hơn thế nữa cuộc đời và sự nghiệp của THT quá phong phú nên với một bài viết dù chỉ là phác thảo cũng vẫn là một thiếu sót. Gần đây, qua bao nhiêu biến cố dồn dập trong cuộc đời Trần Hoài Thư, đã đến lúc không thể không có một bài viết về người bạn văn, như một tấm thiệp mừng 50 năm ngày cưới – 50th Gold anniversary của đôi vợ chồng Nguyễn Ngọc Yến – Trần Hoài Thư, một “đám cưới nhà binh” của thế kỷ, với  rất nhiều hạnh phúc cùng với nhiều khổ đau khi cả hai sắp bước vào tuổi 80. Cũng nhân đây, có một gợi ý với các bạn trẻ trong và ngoài nước đang chuẩn bị luận án tiến sĩ văn học, thì chân dung văn hoá của Trần Hoài Thư cùng với nỗ lực phục hồi Di Sản Văn Học Miền Nam 1954 – 1975 là một đề tài vô cùng phong phú và hấp dẫn, rất xứng đáng để các bạn khám phá và dấn thân vào. Các bạn cũng không còn nhiều thời gian – nói theo cách ví von của nhà văn trẻ Trần Vũ, chiếc kim đồng hồ trên tay anh Trần Hoài Thư đã chỉ 12 giờ kém 5 phút sắp qua nửa đêm và chỉ sau năm phút phù du đó, khi Trần Hoài Thư trở thành “người của trăm năm cũ”, tất cả sẽ bị lớp bụi thời gian mau chóng phủ mờ.  

Hình 1: trái, thầy giáo Trần Hoài Thư (1967) ở tuổi 25 khi mới chuẩn uý về làm trung đội trưởng thám kích sư đoàn 22Bộ binh. [nguồn: “Nhà văn Việt Nam” của Lương Trọng Minh]; phải, nửa thế kỷ sau nhà văn Trần Hoài Thư (2017) ở tuổi 75 đang ngồi khâu Di sản Văn học Miền Namdưới tầng hầm căn nhà 719 Coolidge Street, Plainfield, New Jersey 07062, là địa chỉ Thư Ấn Quán, cũng là toà soạnThư Quán Bản Thảo.[ nguồn: ảnh THT tự chụp từ video với iPhone 5; Chân Dung VHNT & VH, Việt Ecology Press 2017 ]