Thứ Tư, 4 tháng 1, 2023
DOCTOR RICE – VÕ TÒNG XUÂN VÀ GIA ĐÌNH BÁC TÁM
Thứ Hai, 31 tháng 10, 2022
DÒNG CHẢY SINH THÁI Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch
Mekong – Cửu Long là mạch sống, bảo vệ mạch sống ấy là duy trì một “dòng chảy sinh thái – environmental flow, cần thiết để bảo vệdòng sông với toàn hệ sinh thái lành mạnh và bền vững”, cụ thể hơn là duy trì một chế độ dòng chảy với nguồn nước sạch với phù sa, nuôi dưỡng một hệ thủy sinh (tôm cá, rong tảo và các vi sinh vật) và một nền canh nông phong phú (lúa gạo, cây trái), đó không chỉ là nguồn lương thực thiết yếu, mà cũng là bảo vệ những nền văn hóa ven sông của 70 triệu dân đang sống trong lưu vực. Ngô Thế Vinh
Việt Ecology Press
P.O.Box 3893, Seal Beach, CA 90740
www.amazon.com, www.nguoivietshop.com, tự lực bookstore
Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2022
BƯỚC QUA LỜI NGUYỀN TIẾN HÀNH DỰ ÁN ĐẬP STUNG TRENG LÀ HỦY DIỆT MÔI SINH – ECOCIDE MỘT NHÌN LẠI
Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL
không được quyền có tiếng nói
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
Lời Dẫn Nhập: Năm 2020, đã có một lúc bao nhiêu triệu cư dân vùng hạ lưu sông Mekong thở phào nhẹ nhõm khi nghe tin Bộ Điện Lực Cam Bốt tuyên bố hoãn mọi dự án thủy điện trên sông Mekong trong 10 năm tới [1], như vậy là ít nhất có một thời kỳ dưỡng thương cho dòng sông bị đầy những vết cắt do chuỗi đập thủy điện của Trung Quốc và Lào phía thượng nguồn. Nhưng rồi mới đây, chỉ hai năm sau, 2022, là một tin chấn động khác: Phnom Penh tuyên bố cho tái phục hoạt / resurrection dự án thủy điện Stung Treng 1.400 MW trên dòng chính sông Mekong phía đông bắc Cam Bốt sát ranh giới với Lào. Dự án này không chỉ sẽ tàn phá sinh cảnh các khu đất ngập được bảo vệ bởi Công ước Ramsar ký kết từ năm 1971, mà còn gây tác hại vô lường trên hai vùng châu thổ phì nhiêu Tonlé Sap và ĐBSCL. Đây là bài đầu tiên trong loạt 3 bài viết nhìn lại toàn cảnh cuộc hành trình gian truân của một dòng sông – Sông Mekong hơn nửa thế kỷ qua.
Thứ Hai, 15 tháng 8, 2022
VIỆT NAM -- NHỮNG NGÀY TRỞ LẠI CỦA CỰU CHIẾN BINH ERIC HENRY
Lời Dẫn Nhập: Bài viết về TS Eric Henry với dự kiến ban đầu kết hợp với Chân Dung Phạm Duy. Nhưng rồi, riêng phần Phạm Duy đã dài tới ngót 50 trang giấy, nên Chân Dung Eric Henry phải tách ra một bài khác, vẫn mong bạn đọc có cái nhìn kết hợp hai chân dung do tính bổ sung của hai nhân vật Phạm Duy và Eric Henry trên chặng đường tìm hiểu nền Tân nhạc Việt Nam cùng với các bước gian truân để hình thành và xuất bản bộ Hồi Ký tiếng Anh The Memoirs of Phạm Duy, dự trù sẽ do Cornell University Press xuất bản. Tưởng cũng cần nói thêm,Thư viện Đại Học Cornell là nơi còn lưu trữ đầy đủ nhất di sản 20 năm Văn học Miền Nam 1954-1975, và “ngọn lửa phần thư” của những người Cộng sản Việt Nam muốn tận diệt nền văn hóa ấy đã không sao lan tới được.
Hình 1: Chân dung TS Eric Henry, ảnh trích từ Jacket cuốn Garden of Eloquence / Thuyết Uyển, của Lưu Hướng, do Eric Henry dịch và giới thiệu, University of Washington Press xuất bản 2021. [nguồn: photo by Nguyễn Phong Quang]
Thứ Ba, 5 tháng 7, 2022
TÌNH QUÊ HƯƠNG TRONG NHẠC PHẠM DUY VÀ NHỮNG CHÂN DUNG
Hình 1:Nhạc sĩ Phạm Duy 90 tuổi; ảnh chụp vào dịp chuẩn bị sinh nhật thứ 90 của ông, trên đại lộ Thống Nhất tại bức tường trường Đại học Dược khoa,lúc này đang có một gốc cây đa bám vào vách tường rất đẹp, tôi chọn địa điểm này với ý nghĩa Phạm Duy là cây đa cổ thụ trong nền tân nhạc Việt Nam. [Photo và ghi chú của Nguyễn Phong Quang]
Lời Dẫn Nhập: Cám ơn bạn hữu gần xa, những người yêu mến nhạc và cả con người Phạm Duy, trong sự tin cậy, đã gửi và cả cho phép sử dụng các nguồn tài liệu quý giá trong đó có những thư từ trao đổi riêng tư với Phạm Duy cách đây cũng đã ngót 30 năm, không ngoài mục đích giúp người viết có chất liệu – đủ cho một cuốn sách, nhưng đó là công trình của tương lai. Đây chỉ một bài viết ngắn, nhưng cũng mong phác thảo được đôi nét chân dung của một nghệ sĩ lớn Phạm Duy -- thần tượng của nhiều người qua nhiều thế hệ, với một cuộc sống đầy cảm hứng nhưng cũng rất phức tạp. Phạm Duy đã sống qua hai thế kỷ, “khóc cười theo vận nước nổi trôi” trong suốt chiều dài của một bi kịch Việt Nam cận đại, vừa hào hùng và cũng vô cùng bi thảm.
Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2022
Huy Văn Trương Đọc Chân Dung Văn Học Nghệ Thuật & Văn Hoá của Ngô Thế Vinh
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Cộng Sản Bắc Việt đã mở chiến dịch tiêu hủy toàn bộ sách của Miền Nam Việt Nam với mục đích là xoá bỏ đi một nền Văn Học vừa mới hình thành và phát triển rực rỡ trong giai đoạn 1954-1975. Khi mà ngọn lửa đốt sách đã tàn, Việt Nam Cộng Hoà hoàn toàn biến mất, lịch sử hiện đại của Việt Nam bỗng nhiên thiếu đi một mảnh Puzzle.
Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2022
Vũ Nguyễn Đọc Chân Dung Văn Học của Ngô Thế Vinh
Sau Tuyển Tập I Chân Dung xuất bản năm 2017 làm say sưa bao nhiêu độc giả các thế hệ, tác giả Ngô Thế Vinh tiếp tục cho ra đời Tuyển Tập II năm 2022.
Khác với các loại sách tiểu sử và sự nghiệp, đơn điệu "tên, năm sinh, quê tại, các tác phẩm gồm có..." Ngô Thế Vinh đã viết theo một thể loại mới và lạ: Chân Dung Văn Học, khắc hoạ lại hình ảnh các tác giả là những con người thật, việc thật với xã hội, với bạn bè, với văn chương, với cuộc sống và chính trị. Và khi kể lại sự thật, ông cũng không e ngại phải đính ngoa những giai thoại thất thiệt bằng chính lời của người trong cuộc hay liên quan trực tiếp.
Không như đa số sách tham khảo thường dùng các tài liệu thứ cấp (secondary, tertiary, ... sources), ông luôn luôn dùng các tài liệu sơ cấp (primary source), nghĩa là tài liệu gốc, mà chính bản thân ông được tiếp xúc, được nghe và trao đổi với các nhân vật chứ không chép lại từ nguồn tham khảo viết thế này hay nghe người nọ nói như thế. Đó là điểu khiến bạn đọc trân trọng khi đọc, khiến các nhà biên khảo tin tưởng khi trích dẫn và đưa các tác phẩm của ông lên tầm cao mới trong thể loại Chân Dung Văn Học.
Mong ông sẽ tiếp tục tập ba, tập bốn... để các thế hệ sau được đọc, được biết về những giai thoại cùng những sự thật và những góc khuất dưới lớp bụi thời gian của lịch sử văn học.
VŨ NGUYỄN
March 26, 2022