Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

Điểm Sách Chân Dung

 Trần Huy Bích, giáo sư


Ngô Thế Vinh là một nhà văn, một nhà biên khảo, và một vị thầy thuốc. Ba yếu tố ấy đã hợp với nhau một cách tuyệt vời trong cuốn “Tuyển Tập Chân Dung Văn Học Nghệ Thuật & Văn Hoá” của ông.

Là một nhà văn với khiếu quan sát tinh tế, Ngô Thế Vinh đưa ra những nhận xét đặc sắc và giá trị. Dù viết về các trí thức tiền bối như các giáo sư Phạm Biểu Tâm, Phạm Hoàng Hộ, các nhà văn lớp trước ông như Linh Bảo, Mặc Đỗ, Võ Phiến, Mai Thảo …, những người làm văn nghệ đồng thời với ông như Nguyễn Xuân Hoàng, Nghiêu Đề, Nguyên Khai …, những người bắt đầu cầm bút sau ông như Cao Xuân Huy, Phùng Nguyễn …, ông đều cho người đọc những thông tin linh hoạt, sống động. Với mối liên hệ hoặc giao tình thân qua nhiều năm với các vị, ông thuật lại những hoạt động văn học, nghệ thuật hay văn hóa của vị đó một cách phong phú. Ông đã thành công trong việc vẽ lại một cách xuất sắc chân dung của 18 khuôn mặt văn học, nghệ thuật và văn hóa quan trọng của Miền Nam trước 1975, được tiếp nối ra hải ngoại cho tới gần đây.

Là một nhà biên khảo cẩn trọng, trong cuốn “Tuyển tập” này, Ngô Thế Vinh cung cấp cho chúng ta một thư mục phong phú (kể cả tài liệu trên Net) về những văn nghệ sĩ, những nhà văn hóa được ông chọn để giới thiệu, giúp độc giả trong việc tìm hiểu thêm. Ông còn có phần Sách dẫn (Index), giúp người đọc muốn tìm thêm thông tin qua tên tác giả, qua tiêu đề của tác phẩm, cũng như qua tên tạp chí, tên nhà xuất bản …“Tuyển tập” của ông là một cuốn nghiên cứu ở cấp độ nghiêm túc.

Viết về những người làm văn nghệ, không thể không quan tâm đến tình trạng sức khỏe của các vị. Những nhận xét của Ngô Thế Vinh, trong tư thế một y khoa bác sĩ, về những năm cuối của Mai Thảo (hồi phục rất chậm do tổng trạng quá yếu, hậu quả của nhiều năm uống rượu mà không ăn), về bệnh sarcoma ở sống lưng của Nguyễn Xuân Hoàng, về sự can trường, chống chọi với bệnh tật cho tới những ngày cuối của Cao Xuân Huy … là những trang giá trị và đặc sắc, nếu không phải Ngô Thế Vinh, ít ai có thể viết được như thế.

Tôi thành thật nghĩ cuốn “Tuyển tập Chân Dung Văn Học, Nghệ Thuật & Văn Hóa” của Ngô Thế Vinh xứng đáng có một địa vị trọng yếu trong tủ sách của bất cứ ai quan tâm đến văn học, nghệ thuật, văn hóa Việt Nam.

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

TRÍCH DẪN ĐIỂM SÁCH CHÂN DUNG

Đỗ Hồng Ngọc, bác sĩ



Ngô Thế Vinh là một thầy thuốc, một bác sĩ y khoa. Nên dù là một nhà văn, nhà báo, nổi tiếng với nhiều tác phẩm, đặc biệt những cuốn sách viết về Mekong gần đây của anh, thì người ta vẫn thấy thấp thoáng bóng blouse trắng. Anh luôn nhìn con người như một tổng thể, thân tâm nhất như. Cho nên những bài viết của anh về các văn nghệ sĩ và các nhà văn hóa trong cuốn tuyển tập này luôn có những chi tiết, những góc nhìn của người thầy thuốc, lấp lánh tình người. Tài “chẩn đoán” của Ngô Thế Vinh hẳn là chính xác: một Võ Phiến “nhà văn lưu đày”, một Đinh Cường “đốn ngộ”...

Những ai từng đọc Võ Phiến, từng đọc “Đất nước quê hương’’ của ông với nào áo dài, bánh tráng, tô cháo, chén chè, rụp rụp... thì coi bộ khi phải rời xa những thứ quấn quít đó của quê nhà, Võ Phiến đã khốn khổ thế nào! Xưa từng có xóm có làng/ Bà con cô bác họ hàng gần xa/ Con trâu, con chó, con gà/ Đàn cò, lũ sẻ, đều là cố tri... rồi bây giờ: Thân tàn đất lạ chơi vơi/ Trông lên chỉ gặp bầu trời là quen. (Mộc Mạc, Võ Phiến).Một người như thế thì đúng là một kẻ bị lưu đày. Lưu đày tự trong tâm khảm. Cho nên Ngô Thế Vinh chính xác, chỉ cần với một dấu chứng (sign): ‘’... bữa ăn ở nhà ông bà Võ Phiến với bánh tráng thuần túy Bình Định nhúng nước, chấm nước mắm nhỉ chanh ớt đỏ au...” Rồi anh cho biết thêm: chanh, ớt đều hái ở vườn nhà, ngay tại Mỹ quốc!

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

CẢM NGHĨ VỀ TUYỂN TẬP CHÂN DUNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT & VĂN HOÁ CỦA NGÔ THẾ VINH

Người đọc:
Bác Sĩ Hà Ngọc Thuần

1.
Bỗng nhiên tôi được Bạn Ngô Thế Vinh gửi tặng một món quà rất quý.

Một món quà thơm ngát tình quê và mặn nồng tình bạn.

Bỗng nhiên tôi thấy tôi đương ở nơi đất nước mình, đất nước Việt Nam yêu dấu. Tuy xa cách đã nhiều năm nhưng tôi không chút nào thấy xa lạ. Tôi thấy tôi đương dạo chơi trên đường phố Sài Gòn. Tuy xa cách đã nhiều năm nhưng không lạc lối. Tôi đương sống giữa những người Việt, với những người Việt, như tôi vẫn là người Việt. Và Bạn Ngô Thế Vinh đương ân cần chào đón, giới-thiệu tôi với những người Bạn trong giới văn học nghệ thuật. Có những người tôi chưa từng được quen biết. Có những người không quen, nhưng tên tuổi hay một vài tác phẩm tôi đã từng được nghe nói đến. Và có những người không quen nhưng tôi đã biết nhiều từ trước, trước ngày rời bỏ quê hương tiếp tục cuộc sống nhờ nơi đất khách.

Có lẽ tôi đang mơ, hay có lẽ tôi đang nằm mộng. Nhưng đây chẳng phải một giấc mơ hay một cuộc phiêu du tới miền mộng du, tới hỏa ngục tới luyện ngục rồi tới thiên đàng. Nếu có cuộc phiêu du trong mộng ấy có lẽ tôi chẳng thể đi đâu xa hơn là nơi hỏa ngục. Nhưng đây là cõi thật, là một cuộc viếng thăm những người Bạn của Ngô Thế Vinh, những người viết văn, làm thơ, vẽ tranh mà Ngô Thế Vinh đã cùng sống, cùng chia sẻ những tâm tư những hoài bão những vinh lụy trong năm mươi năm cuộc đời với văn nghiệp. Những người thuộc lớp trước, thuộc lớp sau, tất cả đã đem tâm huyết và tâm tình - có khi cả tâm sự riêng tư - để sáng tạo, cho người Việt Nam, cho tiếng Việt Nam, và cho nước Việt Nam.

Ngô Thế Vinh
và 18 Chân Dung Văn Học Nghệ Thuật và Văn Hoá

PHAN TẤN HẢI
 

Ngô Thế Vinh là người viết rất cẩn trọng, và tôi là người đọc ông rất trân trọng. Chữ của Ngô Thế Vinh không phải từ những giấc mơ hiện ra, nhưng là từ nỗi lo sâu sắc cho dân tộc và từ những bước chân đi xa nhiều ngàn cây số bên dòng Cửu Long để viết lên hai tác phẩm biên khảo Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy SóngMekong Dòng Sông Nghẽn Mạch – nơi giữa những dòng chữ, độc giả có thể ngửi thấy mùi bùn non đồng ruộng chen lẫn với mồ hôi, nước mắt của đồng bào.

Và bây giờ là tuyển tập Ngô Thế Vinh viết về 18 người mà ông trực tiếp có giao tình, có hoạt động nghệ thuật một thời với họ, hay từng là môn sinh. Nơi đây chữ của ông kể lại nhiều thập niên từ quê nhà tới quê người, qua 18 người hoạt động văn học và văn hóa độc đáo, và họ là một phần những gì đẹp nhất của một thời VNCH. Trong đó, có những người đã lìa xa, nhưng không bao giờ trôi vào quá khứ --  như Võ Phiến, như Thanh Tâm Tuyền, như Mai Thảo, và tất cả -- vì tác phẩm của họ vẫn đang hiện ra trong các sắc màu bất tử của văn học dân tộc, chứ không chỉ riêng của Miền Nam VN.

Tác phẩm Chân Dung Văn Học Nghệ Thuật và Văn Hoá (nơi đây, sẽ gọi tắt là Chân Dung) của Ngô Thế Vinh viết về: Mặc Đỗ, Như Phong, Võ Phiến, Linh Bảo, Mai Thảo, Dương Nghiễm Mậu, Nhật Tiến, Nguyễn Đình Toàn, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn-Xuân Hoàng, Hoàng Ngọc Biên, Đinh Cường, Nghiêu Đề, Nguyên Khai, Cao Xuân Huy, Phùng Nguyễn, Phạm Biểu Tâm, Phạm Hoàng Hộ.

Trong đó, hai người cuối danh sách là 2 nhà khoa học, từng là thầy của Ngô Thế Vinh trong Đại Học Y Khoa.

Bạn có thể thắc mắc: danh sách các chân dung văn học nghệ thuật như thế là không đủ… Như vậy, còn thiếu Tạ Tỵ, Nguyễn Mộng Giác, Vũ Khắc Khoan, Cung Tiến, Doãn Quốc Sỹ, vân vân… Không phải đâu, họ vẫn bàng bạc hiện ra trong sách Ngô Thế Vinh. Bạn sẽ thấy tên của các nhà văn vừa nêu đó, và rất nhiều nhà văn khác hiện diện trong nhiều trang sách và cả hình ảnh. Như thế, Chân Dung có thể xem là một phần của văn học Miền Nam VN trước 1975, và một phần văn học hải ngoại.

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Ngô Thế Vinh: Chân Dung Văn Học Nghệ Thuật & Văn Hóa

TRỊNH Y THƯ

 
1.
Văn học Việt Nam truyền thống không có bộ môn tiểu sử. Hay nói cho rõ hơn, không có những công trình dài hơi, thấu đáo, viết về chẳng những sự nghiệp mà cả thân thế đời sống riêng tư của các văn nghệ sĩ làm nên văn học sử nước nhà. Bên trời Tây, họ có truyền thồng này ngay từ thời Trung đại. Nhờ thế, qua Thayer, chúng ta biết những “Người tình bất tử” của Beethoven chẳng qua chỉ là sản phẩm tưởng tượng nằm bên trong khối óc âm nhạc kì vĩ nhất của nhân loại; và nhờ nữ sĩ Elizabeth Gaskell viết cuốn tiểu sử Charlotte Brontë chúng ta biết nhân vật Rochester trong cuốn tiểu thuyết kiệt tác Jane Eyre được xây dựng từ một hình tượng có thật, đó chính là ông thầy dạy học Charlotte thời bà còn là cô gái trẻ du học bên xứ Bỉ và cô nữ sinh trong trắng đem lòng yêu thầy mình, một người đàn ông đã có vợ. Hiểu biết tường tận hơn về con người cá thể của tác giả, các nhà nghiên cứu hai ba trăm năm sau có thêm trong tay cơ sở quy chiếu để đọc văn bản từ một góc độ độc lập nào đó, tâm lí học chẳng hạn, và rất có thể có cái nhìn phân tích thú vị và trung thực hơn về tác phẩm.
Trong khi đó bên ta, lúc hiệu khảo bộ Truyện Kiều, học giả Trần Trọng Kim chỉ có thể đưa ra một tiểu sử rất sơ lược về cụ Nguyễn Du, thậm chí cụ Nguyễn sinh tháng nào, cụ Trần cũng lúng túng, không biết tra cứu nơi đâu! Rồi đến thân thế nữ sĩ Cổ Nguyệt Đường Xuân Hương, cách đây khá lâu, chính xác là năm 1958, trên tạp chí Sáng Tạo, ông Lữ Hồ còn tỏ ý nghi hoặc về một bà Hồ Xuân Hương có thật!

Bước sang thời hiện đại, tình trạng thiếu sót ấy phần nào được bổ khuyết bởi những tác phẩm được viết dưới dạng “chân dung,” một tập hợp những phác thảo đại cương, thay vì một nghiên cứu chuyên sâu, về nhiều văn nghệ sĩ, mà cuốn mới nhất trình làng năm 2017 này chính là tuyển tập nhan đề Chân Dung Văn Học Nghệ Thuật & Văn Hóa (CDVHNT&VH) [Viet Ecology Press xuất bản] do nhà văn Ngô Thế Vinh biên soạn.

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

PRESS RELEASE



This well-researched anthology by author Ngo The Vinh is a literary historiography of South Vietnam during the 1954 – 1975 period, an era that is often considered a golden age of Vietnamese literature. The anthology profiles 16 writers and artists, and 2 outstanding educators, who had collectively made extraordinary contributions to the social, intellectual and cultural lives of South Vietnamese prior to 1975 and the Vietnamese diaspora community post 1975. Through this anthology, readers will get acquainted with the journey of life and work of those literary giants who have left their iconic marks in South Vietnam that had existed for merely two decades. This book by itself represents an important contribution to the long lasting preservation of the very essence of the South Vietnamese literature for future generations

Art Cover by Hoàng Ngọc Biên; Việt Ecology Press
ISBN 978-1976114472 color version: 978-1978108042 black & white version
Phát hành tháng 10, 2017
www.amazon.com,  Việt Ecology Press, and Bookstores
Email: vietecologypress@gmail.com
P.O. Box 3893, Seal Beach, CA 90740

THÔNG CÁO BÁO CHÍ




Đây là một công trình mang tính "hợp tuyển tác giả / anthology" vừa công phu vừa mang tính sử học của nhà văn Ngô Thế Vinh. Với chân dung mười sáu văn nghệ sĩ và hai nhà văn hóa được giới thiệu trong sách là những nhân vật lừng danh trong nền văn học miền Nam Việt Nam trước 1975 và ở hải ngoại sau này. Qua công trình này, bạn đọc sẽ "gặp" những khuôn mặt tiêu biểu, những người đã có những đóng góp mang tính định hình cho 20 năm văn học miền Nam 1954-1975. Công trình này, tự nó, là một đóng góp quan trọng và có ý nghĩa lâu dài nhằm gìn giữ những tinh hoa của văn học nghệ thuật miền Nam cho các thế hệ mai sau. 

Mẫu bìa Hoàng Ngọc Biên
Nxb Việt Ecology Press
ISBN ấn bản màu: 978-1976114472; đen trắng: 978-1978108042
Phát hành tháng 10, 2017
www.amazon.com, Việt Ecology Press, các hiệu sách
Liên lạc: vietecologypress@gmail.com
 P.O. Box 3893, Seal Beach, CA 90740

Điểm sách Tuyển tập chân dung văn học nghệ thuật & văn hóa của Ngô Thế Vinh

Nguyễn Văn Tuấn

Đây là một công trình mang tính anthology hay 'hợp tuyển tác giả' vừa công phu vừa mang tính sử của nhà văn Ngô Thế Vinh. Mười sáu văn nghệ sĩ và hai nhà văn hóa được giới thiệu trong sách là những nhân vật lừng danh trong nền văn học và văn hóa miền Nam trước 1975 và ở hải ngoại sau năm 1975. Qua công trình này, bạn đọc sẽ "gặp" những tác giả nổi tiếng, những người đã có những đóng góp mang tính định hình cho nền văn học miền Nam trước 1975. Công trình này, tự nó, là một đóng góp quan trọng và có ý nghĩa vào công việc lâu dài nhằm gìn giữ những tinh hoa của văn học nghệ thuật miền Nam cho các thế hệ mai sau.

Mặc dù nhà văn Ngô Thế Vinh sắp xếp tác giả theo năm sinh, nhưng tôi nghĩ cuộc đời, những tác phẩm, và hành trình sáng tác của các tác giả trong hợp tuyển này phác họa một trình tự khác. Đó là trình tự theo dòng lịch sử gồm 4 giai đoạn: bối cảnh văn học miền Nam trước 1975, tù đày, vượt biển, sống sót.

Về bối cảnh văn nghệ trước 1975, tôi chắc rằng cuốn sách của tác giả sẽ làm cho bạn đọc cảm thấy tiếc nuối cho một thời văn học được hình thành trong một chế độ chính trị chỉ tồn tại vỏn vẹn 20 năm. Đó là một môi trường văn học tự do, phóng khoáng và giàu tính nhân văn. Rất nhiều tác phẩm có giá trị cùng những quan điểm nhân sinh được giới thiệu, trình bày và quảng bá ngay trong những năm chiến tranh. Nhiều phong trào văn học nở rộ, như nhóm Văn Hóa Ngày Nay của Nhất Linh, nhóm Quan Điểm của Mặc Đỗ,nhóm Sáng Tạo của Mai Thảo, nhóm Tiểu Thuyết Mới... Những phong trào văn học không chỉ cho ra đời những sáng tác để đời nhưng còn có những tác phẩm dịch thuật mà ngày nay chúng ta vẫn còn đọc. Nhà văn Võ Phiến nhận xét rằng "Trước và sau thời 1954 - 1975, không thấy ở nơi nào khác trên đất nước ta, văn học được phát triển trong tinh thần tự do và cởi mở như vậy." Nhiều người, kể cả người viết bài này, sống trong môi trường như thế không thấy trân quý nó cho đến khi đánh mất nó sau một cơn biến động lịch sử.

Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI 2017 VỚI CHỦ ĐỀ NƯỚC THẢI
ĐI THĂM KHU NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ HỆ THỐNG BỔ SUNG TẦNG NƯỚC NGẦM TẠI QUẬN CAM

Gửi Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam
Gửi Nhóm bạn Cửu Long

LGT: Ô nhiễm biển VN là do xả thải trực tiếp ra môi trường ngày càng nhiều, dân số và du khách tăng, không gian nước thu hẹp biến dần. Cho đến nay, gần như vệ sinh công cộng hoàn toàn không được chính quyền trong nước quan tâm; báo cáo chính thức 2016 cho biết 95% nước thải không được xử lý. Thực tế gần như 100% không có xử lý vì ngay Hà Nội, nhà máy nước thải chỉ đủ cho 25% lưu lượng vì không có hệ thống thu hồi nước thải riêng biệt với nước mưa. Đây là mô hình phát triển tự huỷ đã tới mức đe dọa báo động phải cấp bách đổi hướng. Mô hình quản lý môi sinh và an ninh nguồn nước hiện đại nhất thế giới ở ngay tại quận Cam. BS Ngô Thế Vinh và thân hữu gần đây đã viếng thăm toàn bộ hai nhà máy nước thải và nước sạch GWRS tại Fountain Valley được tường trình sau đây.

Về nhà máy Advanced Treatment Plant cùa GWRS, hoàn thành năm 2008, KS Phạm Phan Long đã phụ trách thiết kế hệ thống giải nhiệt cho toàn bộ nhà máy này với những máy bơm công suất hàng ngàn mã lực không thể để nóng quá mức báo động sè ngừng chạy. Ông xác nhận, phần này là phụ (không trực tiếp thuộc vào quy trình thanh lọc nước) nhưng gặp nhiều gay go vì những giới hạn kỹ thuật khắt khe lần lượt hiện ra theo tiến trình thiết kế, lúc đó không có mô hình nhà máy nào lớn như thế đã được thực hiện để phỏng theo, hay kinh nghiệm để phòng bị. Các thiết bị của hệ thống này rất nặng và cồng kềnh, phải đặt trên nóc nhà nhưng bị giới hạn chiều cao, chen chân với những đà thép ngang dọc chéo nhau chung quanh / roof frame, chừa chỗ cho trục kéo / crane di chuyển bên dưới. Ngoài ra phải giữ tiếng ồn nhà máy khi thoát ra ngoài phải ở dưới mức cho phép rất thấp vì toạ lạc ở giữa trung tâm dân cư, và nhất là phải dùng gió tự nhiên ngoài trời, tránh tối đa việc dùng điện lạnh để tiết kiện năng lượng. Theo báo cáo phòng kiểm soát, toàn bộ hệ thống đã hoạt động suốt 10 năm không vấp trở ngại nào và các tiều chuẩn thiết kế kể trên đều được thoả mãn

 
Hình 1: GWRS, nơi đây mỗi ngày sản xuất và cung cấp 100 triệu gallons (378,000 mét khối) nước tinh khiết cho cư dân Quận Cam, từ phải Phạm Phan Long, Becky Mudd, Ngô Thế Vinh.

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

TÌM LẠI THỜI GIAN ĐÃ MẤT TƯỞNG NHỚ MỘT VỊ DANH SƯ GIÁO SƯ Y KHOA PHẠM BIỂU TÂM

Đây là bài mới bổ sung cho một bài viết khởi đầu chỉ là hồi tưởng và những kỷ niệm rất riêng tư với Giáo sư Phạm Biểu Tâm nhân dịp lễ tưởng niệm 100 năm ngày sinh của một vị danh sư đã để lại những dấu ấn lâu dài trong Ngành Y của Việt Nam từ thế kỷ trước. 

  Hình 1: Giáo sư Phạm Biểu Tâm tại Bệnh viện Bình Dân (1960), mỗi buổi sáng cùng các nội trú và sinh viên đi thăm trại bệnh trước khi vào phòng mổ. [nguồn: hình tư liệu gia đình Gs Phạm Biểu Tâm*]  

ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ 

Giáo sư Phạm Biểu Tâm sinh ngày 13 tháng 12 năm 1913 tại Thừa Thiên, Huế; mất ngày 11 tháng 12 năm 1999 tại Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi.

      Vào cuối đời, thầy Tâm cho biết thực sự thầy gốc người Nam Bộ, sinh ra và lớn lên tại miền Trung.  Sau đây là thông tin từ người em ruột Gs Phạm Biểu Tâm, Băng-sĩ Phạm Hữu Nhơn nguyên là một tướng lãnh thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH từ Falls Church, Virginia gửi cho Bông, tức tên gọi ở nhà của Phạm Biểu Trung, trưởng nam của thầy Tâm:

      “Bông thân mến, Cha cháu sinh ngày 13/12/1913. Quê quán làng Nam Trung, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, trong một gia đình khoa bảng. Cụ cố là Tổng binh Phạm Tấn, gốc miền Nam, quê quán làng Long Phú (Bến Lức, Gò Công), tỉnh Gia Định. Được vua Gia Long vời ra làm quan ngoài Bắc Hà (Ninh Bình và Nam Định). Cụ nội là Phạm Năng Tuần, tước hiệu Hàn Lâm Viên Đại Phu. Cụ khai khẩn và thành lập làng Nam Trung, tỉnh Thừa Thiên cho các quan gốc miền Nam ra Trung. Cụ thân sinh là Phạm Hữu Văn, thi đậu Tiến sĩ khoa Quí Sửu 1913. Làm quan tới chức Bố Chánh tỉnh Thanh Hóa, được thăng Thượng Thư Trị Sứ khi đã về hưu.” 

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

TRANG SỬ THEO THỰC ĐƠN KHMER ĐỎ VÀ MẠCH SỐNG TRUNG QUỐC

Tưởng niệm hai triệu vong linh
đã chết trong thời kỳ Khmer Đỏ

Lời Dẫn: "History à la carte", là một thuật ngữ rất mới của Chương Lập Phàm/ Zhang Lifan một sử gia Trung Quốc, khi trả lời phỏng vấn báo New York Times [March, 2015], ông đã đưa ra một ví von: "lịch sử theo thực đơn / history à la carte", theo cái nghĩa nhà nước Trung Quốc chỉ muốn phổ biến tuyên truyền những điều thấy có lợi, trong khi cố né tránh những khía cạnh tiêu cực có thể gây chỉ trích. Mối liên hệ thắm thiết giữa Bắc Kinh và Khmer Đỏ đang là trang khuyết sử, không có trong thực đơn của Trung Quốc. (1)    

NGÔ THẾ VINH

"Không có trợ giúp của Trung Quốc, chế độ Khmer Đỏ không thể tồn tại quá một tuần lễ. Without China's assistance, Khmer Rouge regime would not last a week" Andrew Mertha, Cornell University 2014. (2)

"Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc không có liên hệ chính trị nào với Khmer Đỏ. Sự trợ giúp chỉ giới hạn trong việc cung cấp thực phẩm và nông cụ." Trương Kim Phong/ Zhang Jinfeng, đại sứ TQ tại Cambodia, 2010. (1)
*
Dân số Cambodia 2017 hơn 16 triệu, tăng rất nhanh hơn gấp đôi so với năm 1975 chỉ có hơn 7.5 triệu, hơn 90% theo Đạo Phật Nguyên Thuỷ hay Phật giáo Nam Tông / Theravada Buddhism được coi như quốc giáo của Cambodia. Các sắc tộc thiểu số chính bao gồm: người Việt, người Chăm, người Hoa.

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

MỘT VÒNG ĐAI MỘT CON ĐƯỜNG MỘT NƯỚC LÀO ĐANG HÁN HOÁ

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

NGÔ THỀ VINH

Khi mà cố đô Luang Prabang có thêm một cây cầu, một nhà ga và một giang cảng "Made in China" thì khu Di Sản Thế Giới ấy sẽ mau chóng trở thành một "Phố Tàu - China Town" và thêm con Domino đổ xuống với cái giá phải trả là một nước Lào bị Hán hóa.

MƯỜNG LUÔNG KHU DI SẢN VĂN HOÁ 

Cách đây 75 năm, nữ sĩ Vân Đài (1903-1964), trong một tập bút ký Sang Lào đã có nét hoạ chấm phá về Mường Luông - Luang Prabang, cố đô vương quốc Lào qua bốn câu thơ:

      Chuông chiều ngân trong gió
      Tháp núi ẩn màn sương
      Lầu vua thu bóng nhỏ
      Chùa bụt lạnh hơi sương... [Vân Đài, 1942]

Luang Prabang bao gồm rất nhiều cảnh quan văn hoá và lịch sử của Lào, thu gọn trên một khu đồi núi phủ cây xanh như một bán đảo nơi giao nhau của hai con sông: sông Mekong và sông Nam Khan, một phụ lưu lớn của con Sông Mekong, nơi có ngôi mộ Henri Mouhot (1826-1861) người tái phát hiện khu đền đài Angkor và cũng là người Pháp đầu tiên tới kinh đô Luang Prabang được Vua Lào Tiantha tiếp đón trọng hậu. Cố đô Luang Prabang cách thủ đô Vạn Tượng 425 km về phía Bắc. [Hình 2a]
Hình 1a: Luang Prabang với Hoàng Cung xưa trên con đường Phothisarat và nay là Viện Bảo tàng Quốc gia Lào [photo by Ngô Thế Vinh]

Được chọn là khu Di Sản Thế Giới / World Heritage site từ 1995, cố đô Luang Prabang đã được bảo vệ bằng những quy định khá khắt khe của UNESCO, trước trào lưu đổi mới và kinh tế thị trường đang diễn ra trên toàn nước Lào.

PEOPLE REPUBLIC OF CHINA WRECKING THE ECO-SYSTEM SCOURING THE OCEAN FLOORS

"China is a sleeping giant. Let her sleep, for when she wakes she will move the world." Napoléon Bonaparte, at St Helena Island 1816

NGÔ THẾ VINH
To the Friends of the Mekong

Picture 1: Chinese trawler that can scour the ocean floor: those mega trawlers equipped with driftnets are roaming offshore the coast of West Africa and other places to carry out illegal search and destroy fishing and depleting our planet’s resources. [source: India Live Today, July 8, 2016]  

THE PEOPLE REPUBLIC OF CHINA DEPLETING THE FISH STOCKS OF THE WORLD 

The time the oceans were still teeming with fish, life was good and plentiful for the fishermen. However, as it now stands, fishermen in West Africa like Guinea, Senegal, on the opposite side of the globe, are complaining that the nets they reel in were almost empty. (1,2)

Meanwhile, in eastern China, Zhu Delong, 75, shook his head looking at the few tiny fish and red shrimps in his net. He reminisced: "When I was a kid, you could cast a line out your back door and hook huge yellow croackers. Now the sea is empty.”

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

TRUNG QUỐC PHÁ HUỶ SINH CẢNH VÉT NẠO CÁC ĐẠI DƯƠNG

"Trung Quốc là gã khổng lồ đang im ngủ. Hãy để nó yên giấc, vì khi thức dậy nó sẽ chuyển dịch cả thế giới". Napoléon Bonaparte

"China is a sleeping giant. Let her sleep, for when she wakes she will move the world." Napoléon Bonaparte, 1816 à Saint Hélène

Hình 1: Con tàu cá lưới rà / trawler Trung Quốc có khả năng vét nạo tới đáy đại dương: những chiếc tàu khủng ấy đang đánh cá lậu ngoài khơi các xứ Tây Phi châu và các nơi khác; một lối đánh cá lùng và diệt nguồn tài nguyên của hành tinh này. [nguồn: India Live Today, July 8, 2016]  

TRUNG QUỐC VÉT CẠN NGUỒN CÁ 

Thời kỳ mà biển còn tràn đầy các loại cá, đời sống ngư dân tốt đẹp no đủ. Nhưng giờ đây ở phía bên kia trái đất, ngư dân các xứ Tây Phi châu như Guinea, Senegal đang than thở là biển hết cá họ chỉ kéo lên được những mẻ lưới gần như trống trơn. (1,2)

Trong khi đó, ở một tỉnh miền đông Trung Quốc, Zhu Delong 75 tuổi cũng lắc đầu nhìn vào mẻ lưới với lác đác mấy con cá nhỏ và vài con tôm đỏ. Ông ta hồi tưởng: "Khi còn bé, tôi có thể câu được những con cá đù vàng/ yellow croakers rất lớn. Nhưng nay thì ngoài biển trống trơn rồi."

Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

PRESS RELEASE: Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch 2017

PRESS RELEASE

Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch 2017 phiên bản nguyên vẹn, đã được nhà thơ
Lê Hân, Nxb Nhân Ảnh đưa lên You Tube. Xin giới thiệu với các Bạn Đọc.

NGÔ THẾ VINH
Audiobook câu chuyện của dòng sông
MEKONG DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH



Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch của Ngô Thế Vinh là những trang bút ký sống động với nhiều hình ảnh của tác giả qua những chuyến đi thăm các khúc sông Mekong từ thượng nguồn Vân Nam, Lào, Thái Lan, Cam Bốt xuống tới ĐBSCL Việt Nam: cũng để thấy rằng với những bước khai thác huỷ hoại đã khiến toàn hệ sinh thái của dòng sông đang suy thoái nhanh hơn dự kiến của nhiều người, ngoài chuỗi những con đập thuỷ điện bậc thềm khổng lồ Vân Nam chắn ngang dòng chính Sông Mekong, nay lại thêm dự án 12 con đập dòng chính hạ lưu ở Lào và Cam Bốt với những hậu quả tích luỹ khiến con  Sông Mekong, Biển Hồ với Châu thổ Tonlé Sap và ĐBSCL đang chết dần.

MKDSNM audiobook ra mắt lần đầu tiên 2007 là bản rút ngắn, nay 2017 được tái bản là một phiên bản nguyên vẹn với giọng đọc hiếm quý thuần Nam bộ của Ánh Nguyệt, nguyên phóng viên RFI; nhạc đệm của Đoàn Văn nghệ Dân tộc Lạc Hồng, phần hoà âm do Tuấn Thảo phụ trách. Mẫu bìa của Khánh Trường. Kỹ thuật You Tube Lê Hân. Phát hành miễn phí. 

Tập 1: https://www.youtube.com/watch?v=6_COKOfsVYo&t=91s
Tập 2: https://www.youtube.com/watch?v=t1fofUx1GWQ&t=180s
Tập 3: https://www.youtube.com/watch?v=WFl3tt5TPYc&t=3135s
Tập 4: https://www.youtube.com/watch?v=uUTJNQ7AghE&t=63s
Tập 5: https://www.youtube.com/watch?v=EVfWO9EVAcM&t=37s

Liên Lạc:
Nxb Nhân Ảnh, Lê Hân: han.le3359@gmail.com
Việt Ecology Press: P.O. Box 3893, Seal Beach, CA 90740

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

KINH NGHIỆM LÀM BÁO SINH VIÊN NỬA THẾ KỶ TRƯỚC 1964 - 1967

Đã 42 năm sau cuộc Chiến tranh Việt Nam, vẫn còn những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Chỉ riêng tên tuổi Thích Trí Quang đã gây ra rất nhiều tranh cãi. (1) Có nhiều nhãn hiệu gán cho ông: với một số người Việt chống cộng hoặc còn suy tôn ông Diệm thì cả quyết Thích Trí Quang là cộng sản đội lốt tu hành hoạt động với sự chỉ đạo của Hà Nội; nhưng ngay với giới chức cộng sản cũng đã từng coi Trí Quang là một loại CIA chiến lược; còn theo tài liệu giải mật của CIA thì đánh giá Trí Quang không phải cộng sản, mà là một nhà tu hành đấu tranh cho hòa bình và muốn sớm chấm dứt chiến tranh. Thêm nguồn tài liệu còn lưu trữ về những cuộc đàm luận giữa Trí Quang và các giới chức Hoa Kỳ, cho rằng Trí Quang chống cộng mạnh mẽ và hiểu được sự việc xử dụng quân đội Hoa Kỳ để chống lại Cộng sản Bắc Việt và Trung cộng. Và trong phần trả lời phỏng vấn của báo Sinh viên Tình Thương, khi "đề cập tới sự nguy hiểm của Cộng sản, TT Trí Quang đã so sánh họ với những chiếc lá vàng có đóng đinh, phải cần tới một cơn gió lốc cách mạng thổi đúng hướng, không phải làm bay những niềm tin mà là bốc sạch đám lá vàng có đóng đinh là Cộng sản."

      Vậy thì đâu là sự thật? Đâu là con người thật của Thích Trí Quang? Như câu hỏi trong phim Rashomon, một kiệt tác điện ảnh của Nhật Bản. Người viết sẽ không đưa ra một kết luận nào về chân dung Thích Trí Quang, nhưng muốn trở lại bối cảnh chính trị xã hội của thập niên 1960s, khi mà tên tuổi Trí Quang hầu như gắn liền với những biến động thời bấy giờ. Trong khi thông tin về các phong trào Phật giáo tranh đấu ngoài miền Trung rất nhiễu loạn, thì tại Sài Gòn, ngoài một cuộc phỏng vấn hiếm hoi dành cho tuần báo TIME 04.22.1966 với hai ký giả McCulloch và James Wilde; Thích Trí Quang sau đó trở ra Huế và rất ít khi dành cho báo giới Tây phương những cuộc tiếp xúc nào khác. Riêng với TÌNH THƯƠNG tuy chỉ là tờ báo của sinh viên Y khoa nhưng lại rất quan tâm theo dõi thời cuộc, được sự chỉ định của Toà báo, hai phóng viên Phạm Đình Vy (5) và Ngô Thế Vinh đã bay ra Huế, được gặp và thực hiện cuộc phỏng vấn Chín mươi sáu phút với Thượng Toạ Thích Trí Quang buổi chiều ngày 5-5-1966 tại Chùa Từ Đàm Huế. Và bài phỏng vấn này đã được đăng ngay trên báo Tình Thương số 29, 1966, và đã được phóng viên của US News & World Report xin dịch sang tiếng Anh nhưng rồi không rõ lý do, bài báo đã không được phổ biến sau đó.   

Thích Trí Quang nay cũng đã 94 tuổi, ông sinh năm 1923; từ sau 1975 ông sống lặng lẽ những năm tháng cuối đời trong ngôi chùa Già Lam ở Gò Vấp. Và nay qua bộ báo Tình Thương mà Thư quán Bản Thảo của nhà văn Trần Hoài Thư (4) mới phục hồi lại được, trong đó có số báo TT 29, với 4 trang 2-3-4-5 đăng trọn vẹn cuộc phỏng vấn đã thực hiện từ hơn nửa thế kỷ trước. Chúng tôi cho phổ biến bài báo này, không ngoài mục đích chỉ muốn cung cấp thêm một sử liệu hiếm quý về một Thích Trí Quang khác tưởng như đã thất lạc tới các bạn trẻ và các sử gia tương lai. Ngô Thế Vinh   

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

HÀNH TRÌNH TÌNH THƯƠNG

TRẦN HOÀI THƯ

      Lời Giới Thiệu: nhà văn Trần Hoài Thư, sĩ quan Thám kích Sư đoàn 22 Bộ binh, rồi Phóng viên chiến trường 3 lần bị thương năm nào, sau những năm tù đầy, từ ngày vượt biển rồi sang định cư tại Hoa Kỳ, anh Trần Hoài Thư từ 2001 đã cùng với các bạn văn bền bỉ âm thầm làm việc trong bao nhiêu năm nhằm phục hồi di sản Văn học Miền Nam 54-75 đang bị phá huỷ. 

     Nói tới sinh hoạt Văn Học Miền Nam 54-75, cũng phải kể tới các phong trào báo chí sinh viên nở rộ từ các phân khoa Đại học Miền Nam thời bấy giờ. Riêng trường Y khoa Sài Gòn, có tờ Nguyệt san với manchette Tình Thương: "cơ quan tranh đấu văn hoá xã hội của sinh viên Y khoa", tờ báo đã hoạt động mạnh mẽ được ngót 4 năm, với số ra mắt tháng 01.1964 và số cuối cùng 08.1967 báo bị đình bản. 

      Đúng 50 năm kể từ số báo cuối cùng của Tình Thương, một tin vui đến từ Thư Quán Bản Thảo, trong một nỗ lực phải nói là phi thường, qua hệ thống interlibrary loan, anh Trần Hoài Thư đã hy sinh rất nhiều công sức và cả tốn kém tiền bạc để có thể sưu tập lại được gần trọn bộ báo Tình Thương, đồng thời cũng qua bộ Tình Thương, 11 chương sách tác phẩm Nuôi Sẹo của nhà văn Triều Sơn đã được phục hồi. 

      Được tham gia sinh hoạt làm báo Tình Thương từ số đầu tiên cho tới khi báo đình bản, tôi thay mặt các anh em trong nhóm Tình Thương, các đồng môn Y khoa cám ơn nỗ lực của Thư Quán Bản Thảo và trân trọng giới thiệu bài viết HÀNH TRÌNH TÌNH THƯƠNG của nhà văn Trần Hoài Thư, như một cái nhìn từ bên ngoài đối với Tình Thương, một tờ báo của Sinh viên Y khoa từ hơn nửa thế kỷ trước.  Ngô Thế Vinh

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Trả Lời Ba Câu Hỏi của Phùng Nguyễn

Phùng Nguyễn sinh năm 1950, mất ngày 17 tháng 11 năm 2015. Bàng hoàng với cái chết đột ngột của Phùng Nguyễn ở cái tuổi đang sung mãn nhất về sinh hoạt trí tuệ và sáng tạo, tôi đã viết bài tưởng niệm "Phùng Nguyễn, Như Chưa Hề Giã Biệt" (1), nay nhớ tới Anh, có dịp đọc lại bài viết, mới nhận ra là còn nợ Anh "Ba Câu Hỏi", mang món nợ ấy cũng đã hai năm, nay là lúc tôi phải trang trải, và cũng là thay cho nén nhang tưởng nhớ Phùng Nguyễn. Ngô Thế Vinh  


Chân dung Phùng Nguyễn
[photo by Ngô Thế Vinh 05.2015]

Từ Vòng Đai Xanh 1970 Tới Người Thượng Đôi Bờ 2017

Tin VOA, 15/ 03/ 2017.  6 người Thượng ở Tây Nguyên xin tị nạn với lý do bị đàn áp chính trị và tôn giáo vừa bị trả về Việt Nam hôm thứ Ba, sau khi Campuchia bác đơn xin tị nạn của họ. Cambodia Daily cho hay trong 6 người, có một bé gái dưới 10 tuổi. Nhóm người này đã được các giới chức Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) hộ tống qua biên giới để trở về Việt Nam, theo lời ông Sok Sam An, Phó chỉ huy trạm kiểm soát biên giới O'yadaw ở tỉnh Ratanakiri, Campuchia... Trong khi đó, Cambodia Daily dẫn lời người đứng đầu Dịch vụ Tị nạn Jesuit, tổ chức hỗ trợ người Thượng ở Phnom Penh, cho biết hiện vẫn còn 143 người đang chờ quyết định về số phận của họ. Làn sóng người Thượng mới nhất vượt biên sang tỉnh Ratanakiri bắt đầu vào cuối năm 2014. Nhưng làn sóng này đã chậm lại sau khi xảy ra hàng chục vụ trục xuất trở về Việt Nam. Cho tới nay, chỉ có 13 người Thượng được cấp quy chế tị nạn và tới Philippines vào tháng 5, trong khi hàng chục người khác bị trả về Việt Nam. [hết lược dẫn]

Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017

NGÔ THẾ VINH - VĂN VIỆT LITERARY PRIZE ACCEPTANCE SPEECH

To the staff at Văn Việt Forum
To the Committee of the Văn Việt Literary Prize

        I feel honored to learn that the 2017 Văn Việt Literary Prize was awarded to my books, Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng/ The Nine Dragons Drained Dry -- The East Sea In Turmoil and Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch/ Mekong -- The Occluding River. The two works deal with the survival of a great river of the world, and the livelihood of not only our beloved Vietnam but also of the more than 70 million people inhabiting the seven nations that border its banks. In the works, I present a wealth of data demonstrating that the Mekong is facing a critical threat to its survival. Furthermore, in those pages, I also wish to draw the readers’ attention to the prospect that China, by her dangerous intervention in the river, will inevitably collide with the other nations in the Mekong River Basin.  And, that prospect is gradually becoming a reality. In recent years, events unfolded before our eyes are consistent with the prediction that “Mekong being drained dry and the East Sea in turmoil.” The fact that the independent literary group Văn Việt shows special interest in and decides to give the award to the two books dealing with such “sensitive and delicate” issues bring special meaning and honor to me.

NGÔ THẾ VINH - DIỄN TỪ NHẬN GIẢI ĐẶC BIỆT VĂN VIỆT LẦN THỨ HAI

Quý anh chị trong Diễn Đàn Văn Việt
Thưa Hội đồng Giám khảo giải Văn Việt

Được tin hai tác phẩm, Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy SóngMekong Dòng Sông Nghẽn Mạch, được chọn để trao giải Đặc biệt Văn Việt Lần Thứ Hai, tôi cảm thấy rất vinh hạnh. Hai tác phẩm đó viết về sinh mệnh của một dòng sông là mạch sống không chỉ của Việt Nam mà còn của hơn 70 triệu cư dân thuộc bảy quốc gia ven sông. Hai tác phẩm đó không chỉ chất chứa nhiều dữ liệu, nhưng qua đó tôi cũng muốn chuyển tải thông điệp mang tính dự báo về ý đồ hiểm độc của Trung Quốc và về những tranh chấp không thể tránh giữa Trung Quốc và các quốc gia trong lưu vực Sông Mekong. Và dự báo ấy với thời gian đang được chứng nghiệm. Hậu quả những tranh chấp ấy đang làm cho "Cửu Long Cạn Dòng và Biển Đông Dậy Sóng". Sự kiện một Diễn đàn độc lập như Văn Việt quan tâm đến và trao giải cho hai tác phẩm mang tính "nhạy cảm và tế nhị" đó là một quyết định rất có ý nghĩa và là một vinh hạnh cho người viết.

Giải thưởng cũng làm cho tôi xúc động bởi vì Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng 2000, và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch 2007, cho dù đã được xuất bản và tái bản ở hải ngoại từ hơn một thập niên trước, nhưng cho tới nay vẫn không được chấp nhận bởi các nhà xuất bản "chính thống" ở trong nước. Lý do đưa ra là "những khó khăn không thể vượt qua", lý do đó là yếu tố Trung Quốc. Cái yếu tố căn cơ đó đang huỷ hoại con sông 4,800 km và đe doạ nguồn sống của hơn bao nhiêu triệu cư dân trong lưu vực. Yếu tố đó còn là nút chặn cả tự do học thuật của Việt Nam.

Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017

VOA PHỎNG VẤN NHÀ VĂN NGÔ THẾ VINH

1. Thưa bác sĩ, theo ông, việc Văn Việt chọn ông, tác giả của 2 tác phẩm về Mekong, có ý nghĩa gì?

NTV. Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy SóngMekong Dòng Sông Nghẽn Mạch, là hai tác phẩm viết về sinh mệnh của một dòng sông là mạch sống không chỉ của Việt Nam mà còn của hơn 70 triệu cư dân thuộc bảy quốc gia ven sông. Hai tác phẩm đó không chỉ chất chứa nhiều dữ liệu, nhưng qua đó tôi cũng muốn chuyển tải thông điệp mang tính "dự báo" về ý đồ hiểm độc của Trung Quốc và về những tranh chấp không thể tránh giữa Trung Quốc và các quốc gia trong lưu vực Sông Mekong. Và dự báo ấy với thời gian đang được chứng nghiệm. Hậu quả những tranh chấp ấy đang làm cho "Cửu Long Cạn Dòng và Biển Đông Dậy Sóng". Sự kiện một Diễn đàn độc lập như Văn Việt quan tâm đến và trao giải cho hai tác phẩm mang tính "nhạy cảm và tế nhị" đối với tình hình ở trong nước Việt Nam hiện nay, đó là một quyết định rất có ý nghĩa và là một vinh hạnh cho người viết.

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

NHỮNG NĂM ẢO VỌNG GIÁO SƯ PHẠM HOÀNG HỘ VÀ BỘ SÁCH CÂY CỎ VIỆT NAM


Hình 1: chân dung Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ
[nguồn: bìa lưng bộ sách Cây Cỏ Việt Nam]

Peter Shaw Ashton, Giáo Sư Charles Bullard
Ngành Lâm Học, Đại Học Harvard

"Với những ghi chú bằng tiếng Anh, cùng với những nét minh hoạ tinh vi của hơn 10,500 chủng loại, bộ sách Hoạ Hình Cây Cỏ Việt Nam / Illustrated Flora of Vietnam của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã cung cấp cho giới độc giả tiếng Anh lần đầu tiên và cập nhật một tài liệu tham khảo thấu đáo mà chúng tôi ít biết đến. Công trình này sẽ đứng như một tượng đài của sự quyết tâm, cống hiến, và uyên bác với lòng can đảm của tác giả. Giáo sư Phạm Hoàng Hộ hầu như đơn độc hình thành một công trình sinh học thực vật có tầm vóc hàn lâm/ academic tại Đại Học Sài Gòn giữa những năm tháng khó khăn. Trong hoàn cảnh cực kỳ thử thách ấy, giáo sư Hộ đã sưu tập được những chất liệu cho bộ sách đặc sắc này và cả những chuyến du khảo nhằm thu thập những mẫu vật để minh hoạ. Và nay công trình được xuất bản, đó sẽ là nguồn khích lệ cho các nhà sinh học trẻ ở Việt Nam và cả ở hải ngoại.

"Cây cỏ Việt Nam có thể lên tới 12,000 chủng loại. Bởi vì xứ sở này nằm sát bờ Thái Bình Dương Á Châu nhiệt đới, đó là hành lang cho những chuyển dịch theo chu kỳ bắc-nam / periodic north-south migration của thảm thực vật vô cùng phong phú từ phía nam Trung Hoa và phong phú hơn nữa là thảm thực vật xích đạo Mã Lai / equatorial flora of Malaysia. Trên các rặng núi vẫn còn lưu lại những chủng loại tùng bách / conifer và thực vật có hoa / angiosperm taxa có tầm quan trọng vô song, trong khi các vùng bình nguyên mang dấu ấn của quá khứ có liên hệ tới các vùng hải đảo Phi Luật Tân và Borneo Nam Dương. Đến nay sự phong phú này hầu như tiêu vong. Những nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong chiến lược trồng cây tái sinh và bảo tồn sẽ được hỗ trợ bởi công trình của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ như một hồ sơ theo dõi các thảm thực vật đến nay còn tồn tại." 

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

MẶC ĐỖ QUY ẨN

MAI THẢO

Mỗi buổi sáng khi sương mù còn là một biển hơi trắng xoá chưa tan biến trên khắp vùng Missouri City, khi sân chơi mênh mông của ngôi trường tiểu học địa phương đối diện với cái địa chỉ văn chương Blue Ridge 1802 còn hoàn toàn vắng lặng, khi cách đó 5 dặm đường đồng, nhà thơ trẻ Hoàng Ngọc Ẩn, người hàng xóm Việt Nam còn ngủ vùi sau một ngày làm việc ở các tiệm sách nhạc mới mở dưới phố, nhà văn Mặc Đỗ đã một mình thức dậy.

Hình 1: bìa tạp chí Văn số hai, tháng 8, 1982
[nguồn: Da Màu http://damau.org/archives/32091]

      Thức giấc sớm giữa mỗi tinh sương thôn dã Texas còn trong vắt, đầu cành chưa chim hót, gờ mái chưa nắng dấy, lúc mà chuyển động của Texas duy nhất ở nơi những cỗ máy khoan dầu to nặng không tiếng in hình trên một nền trời cực Nam còn thoi thóp những vì sao cuối cùng chưa rụng, ở người nhà văn chủ lực của nhóm Quan Điểm là một thức giấc đã cố định, đã một đời. Từ xa thẳm thanh niên. Từ thiếu thời đại học. Nơi người sinh viên Hà Nội tiền chiến và tiền khởi nghĩa trước mỗi giấc ngủ đều hẹn giờ với cây kim báo thức, tắm nước lạnh những buổi sáng mùa đông và tập thể dục trước khung cửa phòng ngủ ngó xuống 36 phố phường chưa một tiếng xe lăn. Thức giấc củng Hồ Tây mầu cốm đậm chưa ngời ngời một triệu con trăng ánh sáng. Cùng Quan Chưởng đèn khuya còn thắp, chuyến xe điện Yên Phụ đầu ngày lát nữa mới Kim Liên.

MỘNG MỘT ĐỜI

MẶC ĐỖ

Ngô Thế Vinh quý mến,
 
Tôi gửi Vinh bài viết này để Vinh, người duy nhất đọc, sau đó cất giữ kỹ chờ tới khi thân xác tôi đã ra tro sẽ cho một báo nào Vinh xét nên để đăng. Nếu tình cờ khi đó có báo làm một số chủ đề về đời văn của tôi, bài này đứng chung với những bài khác, thì đẹp nhất.

Từ bao nhiêu năm nay tôi muốn viết ra nhưng thấy buồn quá, mãi tháng trước tôi nghĩ nên viết khi cái đầu còn thật tỉnh, viết rồi suy nghĩ biết Vinh thật tình với tôi và hiểu làng báo và những người làm báo nên trao tay Vinh. Vinh vui lòng nhận gửi gấm cuối đời của tôi... Mặc Đỗ

Hình 1: chân dung Mặc Đỗ,
photo by Trần Cao Lĩnh
*
      Một chú bé lớn lên hai vai đeo hai thứ ngôn ngữ, ngôn ngữ mẹ dĩ nhiên và một ngoại ngữ tình cờ quen khá sớm. Đồng thời lọt tai cũng khá sớm là những tình tiết trong truyện Tàu. Quốc văn, Pháp văn cùng với Truyện in dấu sâu và đậm trong cuộc đời chú bé đó. Vì mê thích nghe đọc truyện từ khi chưa biết đọc cho nên bắt đầu đi học chú bé đã ham học để được đọc nhiều. Ngày một thêm quen đọc tự nhiên mọc trong đầu chú bé, tuần tự theo tuổi lớn, ước vọng rồi đây cũng sẽ viết.

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

TIBETAN SPRINGTIME AND THE TALE OF THE MAJOR RIVERS IN ASIA

To the Friends of the Mekong

NGÔ THẾ VINH

If Tibet dries, Asia dies
[www.tibetanwomen.org]

 Picture 1: The Dalai Lama and the Third Pole of the World
[source: http://www.activeremedy.org]

THE THIRD POLE OF THE WORLD 

About three million years ago, Tibet still lied at the bottom of the Tethys sea, a vast expanse of water that covered the landmass of Asia and India. A violent collision between pre-continental Gondwanaland and Laurasia caused a massive earthquake that pushed the area that is present day India northward. An entirely new geological formation emerged from this process: most notably the Himalayan chains and Tibetan High Plateau.

Such a geological history put Tibet at a high elevation of 3,500 to 5,000 m and understandably it is hailed as the "Snow country ", “rooftop of the world”, or "the Third Pole" – the other two being the North and South Poles. With an area of more than one million km2, almost as large as Western Europe, this country is isolated from the outside world on three sides by inaccessible mountain ranges: the Himalayans to the south, Karakoram to the west, Kunlun and Tangla to the north while in the east, it is intersected by low-rising mountain ranges and deep valleys sloping gently toward the Chinese borders adjoining the Sichuan and Yunnan Provinces. [Picture 2]The northwest region of Tibet is a sparsely inhabited no-man’s-land stretching for over 1,200 kilometers in a west-east direction. Further south, nomads roam the mountains and steppes with their herds of sheep, goats, and Yaks. Going east, one arrives at the city of Kham and in the northeast is the city of Amdo, the birthplace of the 14th Dalai Lama. It is also this country’s most prosperous and populated region. Further south, the climate becomes milder and the Tsangpo River along with its many tributaries bring their life-giving water to the local inhabitants.

The Tibetan peasants mainly plant wheat and potatoes as the secondary crop. Due to irregular weather changes, the local harvests suffer from constant damages caused by hails and frost. As a result, the Tibetans rely on animal husbandry of Yaks, sheep, goats, and chickens for a more reliable food source. The Tibetans prefer to eat roasted wheat flour called Tsampa, their daily staple. In Tibet one can find the perfect image of the steppes, high mountains, deep valleys and a sky that normally looks the clear blue color of jade. Up to the end of the 19th century, the lifestyle of the Tibetans remained unchanged from what it was for thousands of years.

MÙA XUÂN TÂY TẠNG VÀ CÂU CHUYỆN NHỮNG DÒNG SÔNG

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long 

NGÔ THẾ VINH

If Tibet dries, Asia dies
Nếu Tây Tạng khô hạn, Châu Á chết
[www.tibetanwomen.org]

 Hình 1: Đức Dalai Lama và Cực Thứ Ba của Trái Đất
[nguồn: http://www.activeremedy.org] 

CỰC THỨ BA CỦA TRÁI ĐẤT

Khoảng ba trăm triệu năm trước, Tây Tạng còn nằm dưới đáy biển Tethys nguyên là một đại dương mênh mông bao trùm cả diện tích Châu Á và Ấn Độ. Do hành trình va chạm dữ dội của hai khối tiền lục địa Gondwanaland và Laurasia tạo nên cơn địa chấn với sức ép khổng lồ từ khối đất Ấn Độ dồn lên phía bắc tạo thành dãy Hy Mã Lạp Sơn và Cao nguyên Tây Tạng. 

Với lịch sử địa chất ấy, Tây Tạng là vùng đất cao từ 3500 tới 5000 m – được mệnh danh là "xứ tuyết", “nóc của trái đất”, hay "Cực Thứ Ba / Third Pole" -- hai cực kia là Bắc Cực và Nam Cực. Tây Tạng với diện tích hơn một triệu km2 gần bằng Tây Âu nhưng cô lập với thế giới bên ngoài bởi ba bề núi non hiểm trở: phía nam là dãy Hy Mã Lạp Sơn, phía tây là rặng Karakoram, phía bắc là các rặng Kunlun và Tangla; riêng phía đông cũng bị cắt khoảng bởi các dãy núi không cao và lũng sâu và thoải dần xuống tới biên giới Trung Hoa, ráp gianh với hai tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam.

Phía tây bắc, Tây Tạng là một vùng đất hoang đông giá, gần như không người no-man’s-land trải dài hơn 1200 km từ tây sang đông. Phía nam là vùng núi non với thảo nguyên, nơi sống của dân du mục với các đàn cừu dê và những con bò Yaks.  Phía đông là tỉnh Kham và đông bắc là tỉnh Amdo (quê hương của Đức Dalai Lama thứ 14) là vùng trù phú và đông dân nhất. Thứ đến là vùng đất phía nam khí hậu bớt khắc nghiệt, nơi có con Sông Yarlung Tsangpo với những phụ lưu như một mạch sống.
Người nông dân Tây Tạng chủ yếu trồng lúa mạch và khoai tây là hoa màu phụ. Khí hậu thay đổi thất thường như mưa đá, đông giá nên mùa màng luôn luôn bị hư hại. Nguồn thực phẩm ổn định hơn là nuôi gia súc ngoài đàn bò Yaks còn có trừu, dê và gà để lấy trứng. Tsampa làm từ bột lúa mạch sấy là món ăn thường nhật của người Tây Tạng. Quốc gia Tây Tạng là hình ảnh mênh mông của những thảo nguyên với núi cao và lũng sâu, bầu trời thường thì trong xanh như ngọc. Cho tới cuối thế kỷ 19, nếp sống của họ vẫn vậy như từ hàng ngàn năm trước.

BÀI THƠ VÕ PHIẾN NĂM 2000

Thân tặng
anh chị Ngô Thế Vinh  


Thoạt tiên nhà ấy nhà ai?
Dù sao, hai mươi năm ta đã ở
Quen lối thông ra các buổi mai
Quen ngõ vào buổi tối
Cơn vui sân trước
Nỗi buồn vườn sau
Giấc chiêm bao ở buồng này
Trận cãi nhau trong phòng nọ...
Nước mắt nụ cười vương vãi đó đây
Sống xuề xoà, dấu vết tung hê bừa bãi
*
Rồi đây, nhà này sẽ... nhà ai?
Ai ra vào mỗi tối mỗi ban mai?
Võ Phiến
Los Angeles, tháng 5 năm 2000


Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

NGUYỄN-XUÂN HOÀNG VÀ MÙA THU NHẬT BẢN



Hình 1: Nguyễn-Xuân Hoàng, photo by Trần Cao Lĩnh

Nếu bảo qua tuổi 70 xưa nay là hiếm, thì Nguyễn-Xuân Hoàng sinh năm 1937 cũng đã bước qua tuổi 77, nhưng đó là ý niệm tuổi tác của thế kỷ trước. Sang đến thế kỷ 21, với tiến bộ của y khoa, qua tuổi 80 nay cũng không còn là hiếm. Quen được Nguyễn-Xuân Hoàng trong hoàn cảnh nào thì tôi không nhớ, nhưng đó là một tình bạn khá lâu năm. Khoảng giữa thập niên 1960-1970 Nguyễn-Xuân Hoàng đã cùng với Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Đình Toàn, Đặng Phùng Quân, Nguyễn Nhật Duật và Nguyễn Quốc Trụ chủ trương nhà xuất bản Đêm Trắng. Họ đều ở lứa tuổi trên dưới 30, sức sáng tác đang sung mãn với phong cách riêng mỗi người, được coi như là nhóm “Tiểu Thuyết Mới”, với quán La Pagode như một điểm hẹn sinh hoạt. Và tên tuổi mỗi người trong nhóm, sau này đều trở thành nhân dáng những nhân vật tiểu thuyết của Nguyễn-Xuân Hoàng.