Lần này cũng như mọi lần, tự bao giờ đến bây giờ, Nuôi Sẹo không rõ, buổi sáng dậy, khi gã vừa ra tới ngõ, con chó mực nhà Cả Bỉ thoáng thấy gã liền sửa gâu gâu mấy tiếng. Cũng như mọi lần, hai ba còn chó khác ở các nhà lân cận không thấy mặt Nuôi Sẹo, chỉ nghe thấy tiếng chó sủa, cũng gâu gâu sủa theo. Con chó mực được hưởng ứng liền nhảy sổ ra ngõ sủa gâu gâu lớn tiếng. Những con chó khác trong xóm cũng lớn tiếng gâu gâu theo. Thế là tiếng gâu gâugâââàâu vang dậy cả xóm.
Người làng thường nói : “Giống chó ấy thế mà biết đoàn kết. Chả thằng Nuôi Sẹo hay mổ chó nên cả loài chó ghét nó, coi nó là kẻ thù chung. Cứ xem có con chó nào thấy nó mà không sủa đâu”. Thực vậy, chó trong làng ngoài phố, dù to nhỏ, đực cái, dù mực, vàng, khoang, vện, đốm... thấy Nuôi Sẹo nếu không kéo được bẻ lũ mà sủa hăng hái thì cũng phải làm như chiếu lệ gâu gâu vài tiếng. Đến những con chó con mới nứt mắt cũng làm như đòi thấy mặt gã để tập sủa nhanh nhách vài ba tiếng. Có người đã bảo với Nuôi Sẹo cái phép Mường để chống với chó: Nếu thấy chó chạy theo sủa thì cứ việc ngồi thụp xuống mà nói “ Úm ba la”, chó liền chạy ngay. Nhưng Nuôi Sẹo không thèm dùng đến cái phép Mường này; nghe thấy chó sủa, gã cứ đi điềm nhiên. Gã nghĩ: “Ai thèm dây với cái giống chó ăn cứt làm gì. Ông thách chúng mày có giỏi thì cứ đớp vào chân ông đi”. Nhưng chưa bao giờ dám đớp vào chân gã. Gã cũng tin chắc chắn rằng chẳng bao giờ cái giống chó dám động đến lông chân gã. Thấy tiếng chỏ sủa dữ và gần, gã cũng không thèm ngoái cổ lại nhìn. Sau này gã cũng chả thèm suy nghĩ gì nữa, nghe tiếng chó sủa như nghe tiếng gió thổi qua rặng tre, tiếng nhì nhèo chửi mất gà.
Tiếng chó sủa bớt dần rồi dứt hẳn khi Nuôi Sẹo bước chân lên đường cái làng. Gã cảm thấy hơi đoi đói. Cảnh làng vắng teo, tiêu điều. Trên đường ngõ lầm lộì đất bùn lẫn nhẽo nhoẹt với lá tre úa, thỉnh thoảng mới có một người đi lại, tay thu trong bọc, bước rảo cẳng. Nuôi Sẹo không thấy mặt một ông hương lý nào. Trẻ con cũng không. Gió bấc tuy không thổi mạnh bằng mọi hôm, vẫn còn vi vút qua các bờ tre trơ trụi làm những cây tre đứng khít nhau rên lên cót két, cọt kẹt mà thả hay phất phới xuống mặt đất những cánh lá úa cuối cùng, Nuôi Sẹo co ro đi lang thang hết trên đường cái làng cho ra tới đường sắt lại vòng về, đi vào các xóm, chân lội lọp-bọp trong các hố chân trâu còn đọng nước. Đi đâu ? Đi đâu ? Nuôi Sẹo chẳng biết đi đâu. Gã bước chân dậm thuổng lững thững đi, nhìn ngẩn ngơ như thế này trên đường, ngõ làng từ đời thuở nào, gã không rõ. Gã biết đại khái rằng tự bao giở bao giờ đến nay, trẻ con sinh ra đã nhiều, trai gái lấy nhau cũng vô số kể: lại khối người nghèo đói phải bỏ làng ra đi - người thì ra tỉnh làm ; người thì đi lính khố đỏ, khố xanh ; kẻ thì đi làm đồn điền trên mạn ngược, hay đi Tân- thế giới; cũng có người đi ăn cướp ở xa ; có người ăn trộm còn ở tù chưa về - chính tay Nuôi Sẹo cũng đã chôn bao nhiêu người lớn, nhỏ, trẻ, già, đàn bà, đàn ông... thế mà gã thấy cảnh sống trong làng như chẳng thay đổi gì. Vẫn những mái nhà gianh xơ-xác, hum-húp trên mặt đất gồ ghề, chúi bên cạnh những hàng rào tre, bụi găng, bụi ruối, bụi xương rồng; những ao tù nước đen ngòm nổi váng như váng riêu cua với những cầu tre bập bênh để đàn-bà con gái ngồi tắm giặt. Lẫn với đám bẩn thỉu lụp xụp ấy, chỉ có chỗ ở của thần thánh và của các ông đàn anh là được đàng hoàng. Đình, chùa, miếu làng từ đời nào đến giờ vẫn thế, im lặng trong lần rêu xanh phủ, nấp dưới bóng những cây già cỗi, sù sì ; những căn nhà ngói bức bản kiểu cổ với vườn cảnh, chậu hoa, núi non bộ, giàn hoa thiên lý. Cái nhà tây hai tầng của cụ lớn tuần Đan ra vẻ lạc lỏng, nổi bật lên giữa phong cảnh này. Nhưng vẫn trên nền thịt đất dầy – chỗ thì đen ngòm, chỗ thì gồ ghề, cây cỏ mơn mởn mùa xuân, xanh tươi mùa hạ, sơ sác mùa đông – người chết quay về với đất thì lại có người đẻ ra một đứa oe oe; Nuôi Sẹo vẫn bước chân dậm thuổng đi như thế này trên đường ngõ làng. Gã thấy đói thì cũng lại là cái đói quen thuộc từ đời thủa khai thiên lập địa nào... vậy thì có thay đổi gì đâu ? Nuôi Sẹo vừa bước chân trở lên đường cái làng thì rùng mình từ đầu đến chân. Tự hôm bắt đầu lạnh đến nay, bây giờ, gã mới có cải rùng mình ấy là một. Lạ thật. Gã đưa tay kéo rúm cái áo, co vai khép chặt hai nách cho đỡ lạnh. Gã thấy nhức đầu. Chứng nhức đầu này, gã vẫn thường có vào mùa lạnh. Nhưng bây giờ, gã tưởng như có hai mũi dùi đâm qua thái dương, đảm sâu mãi vào giữa đầu và đâm xuống tới gáy. Quái ! Sao bây giờ mà làng vẫn chưa thấy mấy đứa chết ? Gã tự hỏi thầm. Mình đã nhức đầu rồi kia mà. Mọi năm, khi Nuôi Sẹo nhức đầu thi quạ đen bay về làng nhiều lắm ; chúng đậu đầy cả trên những cây soan quanh cái vườn bưởi nhà ông hội Đỉnh, đậu lốm đốm cả trên cành cây đa đầu làng. Đồng thời, trong làng Ngò, phố huyện, số người chết cũng tăng lên, hơn hẳn ngày thường. Năm nay, khi bắt đầu đông, trong làng có lão tư Biên, vừa già vừa nghèo, lăn ra chết vì đói lạnh. Nuôi Sẹo đã phải mang xác lão đi chôn. Nhưng gã chẳng kiếm chác được gì. Lão tư Biên chết xong rồi là người làng, người phố, già yếu có, đau ốm cỏ đói khổ có, bị hà hiếp đánh đập có, cứ sống điềm nhiên như chẳng biết đến chết là gì nữa. Mấy hôm nay, khi nào nghĩ đến cái chết của lão tư Biên, Nuôi Sẹo lại thù ghét lão như một người bán hàng ế thù ghét kẻ xấu vía đến mở hàng; gã chửi thầm trong miệng : “ Mẹ mẹ mẹ mẹ căăăắp. Nghe nghèo thê thế mà cu cu cu cũng cheêết”.
Nuôi Sẹo vừa bước tới trước cái cổng quét vôi vàng nhạt nhà cụ tuần Đan, hai con cò lửa ở một bụi tre bên trái bay vụt bắn ra như tên. Gã nhìn theo, hai con cò hiện rõ trên nền trời xam xám, tự hỏi thầm : Sao lão Bỉ Xuyến không chết luôn ngay đi ? Lão này có cái áo bông đã cũ, rách nhưng còn tốt chán. Đã nhiều lần, trong lúc lão ngồi ho ở đầu nhà, sau miếu làng, Nuôi Sẹo thấy cái cổ lão ruỗi căng, vằn vẻo, quằn quại như cổ gà lúc bị cắt tiết, gã tưởng lào có thể chết tắc ngay giữa con ho. Thế mà lão cứ sống nhăn răng ra mãi. Lại con vợ ông cai kíp ở phố ga vẫn ghen với chồng hay đi chơi cô đầu, sao không nhảy xuống giếng mà tự tử đi ? Hay là ra cây đa Mâm Xôi mà treo cổ lên thì chết chắc chắn hơn. Lại còn những đứa số chết phải gió, sao không chết luôn bây giờ đi, còn đợi gì ? Trước, sau cũng một lần, Nuôi Sẹo lại rùng mình luôn một cái nữa. Gã để ý nhìn khắp trên đường làng. Một người đàn bà quấn manh chiếu quanh mình rảo cẳng chạy vào một ngỏ nhỏ. Một đứa trẻ, cởi truồng, một tay cầm rá không, một tay thu bọc, co ro rảo bước vào hàng bà ba Mảnh ở gần đường sắt. Ngay lúc ấy thì Mẹ xử Nghệ, người đàn bà vẫn bán nước mắm rong gánh hai cải thùng đen vừa bước qua đường sắt, vào đầu đường làng.
Chẳng ai biết tên thực của mẹ là gì, người làng xưa nay vẫn gọi mẹ là Mẹ Xứ Nghệ. Mẹ nói giọng chọ chẹ của người miền trong. Nuôi Sẹo vẫn nghe thấy tiếng mẹ rao : “ Ai mua nược mắm mua”. Trẻ con nhại mẹ, thì mẹ tím bầm mặt, nói lại : “Chựi cha không bằng phạ tiệng.” Trẻ con lại cười già. Mẹ tức quá chửi lên những câu lộn xộn, chọ chẹ, trẻ con thích chí lại cười dữ hơn làm cho người lớn có khi cũng cười theo. Hôm nay, Nuôi Sẹo thấy mẹ đi vội vã vào rao lúng búng trong miệng. Cũng không có đứa trẻ nào ở đó để nhai mẹ. Khi mẹ đi ngang Nuôi Sẹo, gã thấy hai ống quần đen, bị gió thổi, đập phân phất vào hai ống chân gầy khô như hai que củi. Nuôi Sẹo chợt tưởng đến những người chết phải gió, đang tự nhiên lăn đùng ra mà rảy đành đạch rồi tắt thở. Gã càng nhìn Mẹ Xứ Nghệ, càng tin rằng trong lúc này, mẹ có thể chết phải gió như vậy. Mẹ sẽ ngã lăn ra giữa đường, quẳng đôi quang gánh nước mắm rơi vãi tung tóe khắp trên mặt đất. Người quanh đó hốt hoảng đổ xô ra, xúm quanh mà gọi “ba hồn, chín vía mẹ Xứ Nghệ ở đâu thì về”. Nhưng gọi mãi cũng chả ăn thua gì, chỉ tổ làm cho chó trong xóm ra cắn ỏm tỏi. Những đứa nghèo đói cứ việc gọi nhau ra mà hôi nước mắm, có khi hốt cả đám đất mặn đem về mà lọc ra trưng nấu để cả nhà sì sụp ăn với nhau, Trong khi ấy, chồng con mẹ Xứ Nghệ chỉ có việc đến mà khiêng cái thây xác đã cứng queo và tím ngắt về và gọi Nuôi Sẹo đi chồn cho. Nuôi Sẹo còn đứng đó nhìn theo mẹ Xứ Nghệ. Nhưng gã vẫn không thấy mẹ lăn đùng ra quẳng gánh nước mắm ra đường làng. Trái lại hai chân mẹ lúc này bước ra vẻ chắc chắn, hai ống quần vẫn lất phất đập vào hai ống chân. Khi mẹ tới cửa điếm làng, Nuôi Sẹo nghe thấy vọng lại tiếng rao rắn giỏi “ai mua nược mặm mua”, thì một người đàn bà quảy gánh gạo ở trong cổng nhà ông bá Tĩnh đi ra. Và ngay bên cạnh gã một ông già sù sù trong một chăn rách đang gọi con cháu gì ởi ới. Nuôi Sẹo cau mày, nhìn mọi người : ai cũng ra dáng binh an cả, không người nào có thể chết ngay lúc này được. Gã buồn buồn, thất vọng, đi ra phía đường sắt. Tới cửa hàng bà ba Mảnh, gã thấy cửa liếp chỉ mở hắp hé. Trong nhà tối om và vắng tanh, bà ba Mảnh cũng không có mặt ở đó. Biết mình chẳng có xu nào để vào đây làm cút rượu cho đỡ lạnh, gã cứ lủi thủi bước đi. Nhưng đi đâu ? Đi đâu ? Nuôi Sẹo vẫn chẳng biết phải đi đâu và đi đâu để làm gì. Ấy trong đời gã, nhiều lúc thế đấy. Có lúc làm không hết việc, có lúc chẳng có việc gì mà làm. Gã muốn có người sai gã làm việc gì trong lúc này. Gã làm công không cũng được. Hay có người đánh mắng chửi bới gã cũng được. Gã nhìn bờ cỏ xơ xác lấm tấm đất ở hai bên đường, nhìn bụi tre, nhìn mái nhà, nhìn con đường sắt chạy dài trước mặt. Gió lúc này thổi nhẹ, không lấy gì làm lạnh lắm. Gã nhìn trời : “ trời không tối mà cũng không sáng ; một bầu trời còn thấp và xam xám nhưng hơi hung hung như muốn nắng mà còn ngại ngùng, sợ sệt ; ánh sáng thì mờ mờ êm êm, đều đều không biết tự đâu lại, mà tưởng chừng như có thể sờ thấy được.” Nuôi Sẹo tự hỏi bây giờ là mấy giờ. Có lẽ sắp tàu mười giờ rưỡi sáng. Hay là, tàu ba giờ rưỡi chiều đã chạy khỏi cũng chưa biết chừng - Gã có tật hay đoán giờ tàu.
Sao người ta hồi này ít mượn gã đi đòi nợ? Gã nhớ có ai đã nói cho gã biết là các chủ nợ it lâu nay thi nhau mượn thằng Hải Tấn mới ở trại hủi trồn về ; thằng Hải Tấn, người họ Nguyễn nên được đàn anh họ Nguyễn làm lơ, cho ở cái lò gạch bỏ hoang của ông Hương Mai. Thấy buồn đái, Nuôi Sẹo trèo lên đường sắt, vạch quần ra đái giữa đường sắt. Đái xong, tiện chân, gã bước thẳng ra ngoài phố. Nuôi Sẹo bước dọc theo bờ cỏ bên đường sắt. Ra tới phố giữa, gã thấy trời mưa, nhưng chẳng biết mưa tự bao giờ. Gió ra vẻ thổi mạnh hơn lúc này.
Trong gió bấc mưa phùn dầm đề, Nuôi Sẹo nhìn cảnh phố mới thấy nó buồn ảm đạm làm sao. Chẳng khác nào như khi mới dậy, còn ngái ngủ, gã nhìn cảnh mưa dầm chiều thu. Tự trên vòm trời thấp, mưa màu hạt rơi xuống chênh chếch hay bay lơi lớt một màu trắng đục. Gió thổi hun hút vào những cây bàng đứng lêu nghêu trơ xương, kềnh càng ở bên đường. Mấy mái nhà gianh phờ phạc cạnh những căn nhà gạch như cúi đầu nhẫn nại chịu đựng. Phần nhiều đều đóng cửa im-ỉm. Chỉ có những hiệu khách mở một hai cánh cửa lùa hấp hé đề đón vài người khách thưa thớt đến mua hàng. Trên con đường đá lởm chởm, lầm lội, be bét những vết chân, vết bánh xe, vũng nước mưa, đây đó vài người co ro, run run rảo cẳng bước.
Một chiếc xe tay đi tới, áo tơi mặt, áo tơi cánh gà kín mít. Hai bánh xe lăn nặng nhọc vào các hố, các vũng. Người cu- li, quần áo ướt sũng, thở hồng-hộc, gò cổ, nghiến răng ghì mình trên càng xe. Ngay lúc ấy, Nuôi Sẹo thấy trời tối xẫm như sắp sửa có một cơn bão tố sắm chớp ầm ầm. Nhưng không. Mưa vẫn du du, đều hạt ; trời tối vẫn mờ mờ, âm u, không giờ giấc như người già đần độn tới độ không tuổi. Nuôi Sẹo nhìn cái xe tay: nó đã đi cách xa gã được một quãng, quay lưng lại phía gã. Gã biết là nó đi ra ga, nhưng càng nhìn nó, Nuôi Sẹo càng cảm thấy nó ì-ạch đi như thế này trên một con đường vô tận. Gã bất giác đưa tay sờ đầu, sờ mặt, sờ quần áo, thấy mình ướt đầm đìa. Gã vội đi vào trong điếm phố. Điếm không có cửa nên gió lùa vào như thổi qua đồng trống, lạnh không kém gì ở ngoài. Gã giậm chàn, rũ bớt nước, bớt đất bám vào người. Đứng trong khoảng tranh tối tranh sáng một lúc, gã mới trông thấy những người ăn mày nằm bẹp đi ở chận tường điếm. Họ đè lẫn lộn lên nhau ròn cục trên nền đất. Tất cả hợp lại thành một đám như cái nhọt ở đất mọc ra, một thứ nhọt không tên, không hình thể, nổi bật lên chỗ này chỗ khác hai mắt lồi con ngươi trắng nhoe nhoét, cái gậy tre tọét đầu, miếng bao tải cũ, một bàn tay lèo khoèo, mảnh chậu vỡ, một ống bơ rỉ, những xương sườn dính da răn reo, một cái mặt bị tàn phá. Dường như chỉ có mùi ẩm thấp, mốc meo, hôi thối xông lên vật vờ mà thấm thía, bao tỏa, là còn sống ở nơi đây. Nuôi Sẹo lại chợt cảm thấy đói. Nhưng cái đói bây giờ không phải là cái đói thân thuộc chỉ ở trong người gã; nó như bao vây gã tứ phía, ghê tởm mà dữ tợn. Vừa buồn nôn vừa hốt hoảng, gã bước ra ngoài mưa, cúi đầu đi phứa theo lối ga. Tới sân ga, Nuôi Sẹo đoán sắp sửa có tàu đến ga : cái xe ngựa ọp ẹp của anh Hai Thung đã đậu ở một góc sân. Con ngựa gầy trơ xương hông, đứng run run giữa hai càng xe, luôn luôn gật hất, nguẩy đầu để nước mưa trên bờm khỏi rơi xuống mắt. Nuôi Sẹo đi vào trong phòng đợi nhà ga. Chắc là tàu còn lâu mới đến vì chưa có tiếng canh cách bấm vé và bác Ngoạn bẻ ghi cũng chưa có mặt ở đây để cậm cạch cân hàng. Trong một góc phòng, nơi tối om om, một người mẹ ôm con, ngồi ép mình vào cạnh mấy kiện sợi nằm đè lên nhau. Và ở gần lối cửa ra vào, bà già Tầm, một manh chiếu cũ quấn tròn che kín người, ngồi gục đầu lim dim với nồi bánh khúc, đằng sau cái cân sắt. Phía bên kia sân ga, hàng cơm bà Lý Chắn hôm nay cũng chỉ mở cửa hấp hé. ở dưới hiên mái lá, hai người cu ly xe đứng trú mưa. Nuôi Sẹo chạy ù qua sân ga, xuống đứng cạnh hai người, lưng tì vào cảnh cửa gỗ. Gã co rúm vai, thu tay vào bọc, hai hàm răng bắt đầu đánh cầm cập.
Mưa vẫn rơi đều, phủ ngập cảnh ga, xóa nhòa trong một mầu trắng mờ đục tất cả cánh đồng làng mạc ở phía bên kia ga. Mưa rơi trên mái ngói; trên mui mấy cái xe tay đứng gục càng im lặng.
Trong sân ga lầm lội và vắng người đi lại, nước đọng vào các vũng, nước chảy vào những vệt bánh xe ngoằn ngèo ngang dọc làm thành bao nhiêu dòng nước nhỏ. Nước giọt gianh thưa mà nặng rơi đều đều. Nổi lên trên tiếng ấy là tiếng gió thổi tạt vào những hốc tre đầu nhà kêu vu vu như sáo diều và thỉnh thoảng một cơn gió đập vào đèn dầu trước mặt Nuôi Sẹo, làm miếng kính vỡ trên cái đèn vuông ở đầu cột kêu linh kinh. Một người cu-ly xe nói bâng quơ, buồn buồn :
- Mẹ nó từ sáng đến giờ chẳng được món nào. Không biết từ giờ đến chiều ra sao đây ?
Nuôi Sẹo nhìn hai người. Họ đều mặc áo tơi xe dầy cồm cộp, chân đi dép làm bằng lốp cao su. Gã quen biết họ tự lâu. Một người tên là Đấu, cao, gầy, da mặt bi bì như da người phù sũng với cái miệng loét ra giữa mặt như một nhát chém.
- Giời mưa như thế này thì gạo còn cao nữa, Đấm trả lời. Người anh không động đậy, cái mặt bi bì chẳng thay đổi mảy may. Chỉ có cái nhát chém kia là cử động khẽ, tưởng chừng như riêng có trả lời câu nói của người đứng cạnh. Một lát, Nuôi Sẹo để ý đến tiếng ồn ồn trong nhà bà Lý Chắn đưa ra, gã biết là tiếng người nhưng không nghe rõ gì cả. Khi có tiếng xòng xọc của điếu thuốc lào nổi lên, gã vừa chợt thèm thuốc lào thì anh Đắm đã chầm chậm đi vào chỗ cửa mở hấp hé, Nuôi Sẹo ra ngoài mưa, bước về phía hàng bà Cả Luân. Chồng hàng bà Cả hôm nay được thụt vào bên trong nhà để tránh mưa. Bà Cả đi lại sau chồng hàng, người cao lớn ngồn ngộn, hai cái vú rung rung, nhún nhẩy sau lần yếm trắng căng lên như cánh buồm được gió. Trên một ghế dài đầu chống một người khách đợi tàu, ngồi ăn bún riêu, ở ghế khác, đối diện với người ăn bún riêu, lão Văn gánh mướn đang hút thuốc lào gần một ông già ngồi thu mình trước bát trà tươi đã cạn. Trên chồng những bát đũa, đĩa, lọ ớt, mẹt bún đậy lá chuối, nổi riêu ủ trong chiếc thúng rách có lót rơm, cải tủ nhỏ mặt kính đã nứt rạn được rán giấy, với bên trong một lọ kẹo và mấy cái bánh khảo, bánh khách trỏng trơ. Phía bên trên chõng, gần mái nhà mấy miếng thịt luộc treo lủng lẳng vào móc sắt, mặt khô như mặt gỗ lim. Ở gian bên cạnh, Nuôi Sẹo thấy cửa liếp đóng im ỉm. Ông cả Luận sao không thấy ngồi ở đây : Đã mấy năm nay, gã không nhớ, cứ về mùa lạnh gã thấy ông ngồi gần cái cột tre, sau chồng hàng, sưởi hai cái chân cụt đến trên đầu gối vào hơi ấm một lò sưởi than tầu,
Nuôi Sẹo đến gần hơn, đứng chếch trước cửa hàng, ngay cạnh hai đứa trẻ gầy và rách rưới. Gã mặc cho mưa rơi vào đầu, mình gã. Cũng như hai đứa trẻ, gã đứng nhìn mồm người khách ăn bún riêu.
Người khách ăn hết bát bún, gọi thêm bát nữa rồi lại gục đầu trên miệng bát như lúc nãy, vừa và bún vào miệng vừa húp sùm sụp. Mùi canh bún xông lên âm ấm mà béo ngậy như mùi của sự sống no đủ, cứ vuốt ve mãi mũi và cuống họng gã, sục sọi vâo sâu mãi con người gã. Gã lại thấy đói, đói lắm. Cái đói bây giờ không mơ hồ, mập mờ, lông bông ; nó như một con lươn đang ngọ nguậy nhoi từ bụng dưới gã ngoi lên bụng trên rồi biến thành hằng hà sa số, tỏa ra khắp hai vai, ra chân tay, ra khắp người gã len lỏi vào mọi thớ thịt làm cho gã bải hoải như muốn đứng không vững. Nước bọt đã chảy tràn ra từ lúc nào, ấm cả miệng, gã nuốt không kịp. Cải đói không thản thuộc gì nữa ; nó đã trở mặt thành ác nghiệt. Hai chân Nuôi Sẹo run lẩy bẩy, người nhủn ra. Cả con người gã bây giờ chỉ còn là thèm muốn, đòi hỏi cồn cào. Gã nhìn trừng trừng cái tay và bún riêu, mắt như treo vào cái miệng cử động – người khách lúc này rút lại chỉ còn là cái miệng biết nhai, húp, nuốt – Trong khoảnh khắc, khi cái tay cầm đũa và lia lịa đã làm gần tiêu cả bát bún thì con người Nuỏi Sẹo rung động, cứng lên, dính chặt vào một chờ đợi, một chờ đợi mãnh liệt, đau khổ mà chẳng biết là chờ đợi gì. Khi bát bún hết, mấy đầu ngón tay cầm lấy cục xương trong đáy bát, đưa lên miệng, cái miệng rẩu dài ra như miệng đĩa để mút chùn chụt. Rồi cái lưỡi như một con sên đỏ hơn, quanh lên, lộn xuống, uốn cong, ruỗi thẳng, co ra, chun vào, lia và luồn mãi vào các khe, hốc của cục xương để lọc hết chút thịt còn dính sót. Đoạn, cục xương mới được vứt xuống cho con chó cộc nằm ngay gần đầu ghế.
Mắt Nuôi Sẹo theo cục xương từ trên mấy ngón tay xuống miệng con chó. Con vật nằm dài, úp bụng trên mặt đất, giữ cục xương giữa hai chàn trước, nhe những răng nhọn hoắt ra gậm cồn cột. Hai cánh mũi phập phồng, Nuôi Sẹo nuốt nước bọt liên tiếp, cái sẹo nóng bừng. Gã tưởng có thể nhảy ngay lại, đập chết con chó mà tranh lấy cục xương. Nhưng gã vẫn đứng đó, không cử động, bụng quặn lại như vỏ đỗ. Chợt một đứa trẻ đứng cạnh hô lên mấy tiếng. Con chó vẫn giữ chặt cục xương, nhăn răng ra gầm gừ. Bà Cả Luận nghiêng đầu nhìn thấy Nuôi Sẹo, đổi ngay sắc mặt thành giận dữ, hất tay đuổi cả gã và hai đứa trẻ ; “ Đi ra chỗ khác cho người ta bán hàng. Đi, Đi”. Nuôi Sẹo vẫn không nhúc nhích. Hai đứa trẻ cũng như chôn chân ở đó. Bà Cả liền ra đầu chõng hàng, giơ tay trợn mắt chửi: “Đéo mẹ cái lũ này có xéo đi ngay không.”
Ở phố ga này, ai cũng biết bà Cả Luận là một người đanh đá ngang ngược và khi bà đã chửi “ đéo mẹ” là bà bực mình lắm. Một đứa trẻ lườm Nuôi Sẹo chửi: “Mẹ cha mày đi theo chúng ông đến đây làm gì ...,” rồi bước đi. Thằng kia cũng đi theo. Nuôi Sẹo bước ra phía sân ga còn ngoảnh cổ lại, nhìn con chó và cục xương.
Chưa nghe thấy tiếng bấm vé canh cách ở nhà ga đưa ra, Nuôi Sẹo đi thẳng ra phía đầu kho. Tàu không khéo chậm, gã nghĩ. Mưa đã tạnh - chẳng biết tạnh tự bao giờ - nhưng người gã vẫn ướt, gió bắc vẫn thổi. Đứng trên đám đất cao đầu ga, gã khum khum hai vai, co người, nhìn ra xa về phía trước mặt. Cánh đồng một màu trắng đục mênh mông. Bóng cây đa Mâm Xôi hiện mờ mờ mà nổi lên rõ ràng như một mâm bồng xôi trong sương, Nuôi Sẹo nhếch miệng cười. Rồi, như người bận việc gì cần kíp, gã đi xuống ke, bước dọc theo đường sắt. Dừng chân ở đầu ke (dải nền xây cao bên cạnh đường sắt ở trong sân ga để cho hành khách tiện lên xuống tàu hoặc xếp dỡ hàng hoá, tòa soạn chú giải.) gã nhìn cái nhà bơm nước cao ngất như một cót thóc khổng lồ, hai cây bàng trơ trụi đưa ngang những cảnh khẳng khiu ra chung quanh, ngay đầu nhà ga. Hai đứa trẻ, một trai, một gái - chắc là hai chị em – nhặt những lá bàng khô ở chân bụi dâm bụt, duới gốc cây, bỏ vào một cái sọt mắt cáo. Phía bên kia, một đám khói xanh, như nặng quá, không bay lên nổi, cứ bám lấy mái bếp nhà bếp nhà ông xếp ga rồi tỏa ngang mãi ra. Cành bàng chìa ngang, khói bay ngang, trời nằm ngang xâm xấp. Tất cả đều như thiếu bề cao, như bị một sức gì ở trên đè xuống. Quay mặt lại, Nuôi Sẹo nhìn ngẩn ngơ đống đá xanh lù lù nằm dài phía bên kia đường sắt. Gã cau mày, cảm thấy đầu nặng và nhức.
Nuôi Sẹo nhìn về phía ga, nghĩ: “Tàu không khéo lại chậm. Ở đây đợi tàu đến, xem có việc khuân vác gì không”. Gã cử đứng im lặng như thế một lát. Rồi run run, gã lên giọng mần tuồng:
- Ô ô ô ở mâ mâ mâ mấ...
Gió lạnh lùa vào miệng gã. Môi và lưỡi gã cứng lại, không chìu theo ý muốn của gã nữa; câu mần tuồng bị bỏ đó, kéo dài ra thành những tiếng hực hực như tiếng rên đói lạnh. Gà lỏng cỏng vạch quần ra đái trên đường sắt rồi lủi thủí đi về làng,
Đi trên đường làng, tới trước cái cổng quét vôi vàng nhạt của cụ Tuần Đan, Nuôi Sẹo dừng chân : Con mèo xiêm béo ụt ịt của cụ lớn, nằm gọn lỏn trong một cái hố đất ở hẹp vào giữa chân cổng và bụi tre đầy đặc. Nuôi Sẹo đợi nó chạy ra hay thụt vào, nhưng nó cứ nằm đó lưng uốn cong, giương đôi mắt lên nhìn gã. Cái áo quan sơn son thếp vàng của cụ cố, mẹ cụ lớn mới thật là tốt, tốt nhất cả làng, cả huyện, gã vừa chợt thì giật mình làm con mèo nhẩy bật vào trong: một bàn tay đập vào vai gã. Gã quay lại : tưởng là ai chả hóa ra thằng Khiễng, thường làm phụ gã trong công việc chôn người, cải mả.
- Vẫn không có ai chết à ? Khiễng hỏi.
Nuôi Sẹo lắc đầu. Thằng Khiễng cho gã biết tin là “anh Bản” vừa mới về. Và, có lẽ Bản sắp khao cửu cho cha cái cửu mua từ hồi làng sửa hậu cung đình.
- Thậ thậ thậ thật à?
- Thật chứ ai nói láo. Mày ở trong làng mà chẳng biết gì cả. Nghĩa rằng là tao có phải là thằng nói láo đâu. Người ta đã đồn rầm cả rồi.
Nuôi Sẹo bước nhanh như được gió mang đi, không biết đói lạnh là gì nữa.