Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

BA TRĂM NĂM ĐBSCL ĐẾN VỚI CON KÊNH VĨNH TẾ

Mọi lý thuyết đều màu xám duy cây đời vẫn mãi xanh tươi.
Johann Wolfgang von Goethe / Faust 1808 'Studierzimmer'

NGÔ THẾ VINH
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

DRAGON VÀ ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Chúng tôi cùng hẹn gặp nhau ở Cần Thơ đầu tháng 12. Thực ra chúng tôi đã biết nhau từ trước do "văn kỳ thanh" qua những trăn trở chung về hệ sinh thái sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Hình 1: từ trái, TS Lê Phát Quới, Th.S Nguyễn Hữu Thiện, KS Phạm Phan Long, TS Lê Anh Tuấn, Ngô Thế Vinh, TS Dương Văn Ni, BS Nguyễn Văn Hưng. Trên khối đá, ghi khắc thời điểm 31.03.1966 là ngày tướng Nguyễn Cao Kỳ ký nghị định chính thức thành lập Viện Đại Học Cần Thơ, với GS Phạm Hoàng Hộ là Viện trưởng Sáng lập đầu tiên. [photo by tài xế Sang]

Đoàn hôm nay gồm 7 người. Buổi sáng, dự tính khởi hành sớm nhưng theo yêu cầu của người viết, muốn được trở lại thăm Đại học Cần Thơ, nay với thêm DRAGON - Mekong Institute là Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu mà TS Lê Anh Tuấn trong đoàn hiện là Phó Viện trưởng. Có thể nói Đại học Cần Thơ có một thư viện / Trung tâm Học liệu khang trang và đẹp nhất theo tiêu chuẩn thư viện Mỹ. Trên lầu 3 của Thư viện là Phòng Truyền thống, với đôi nét lịch sử Đại học Cần Thơ, cả với hình ảnh các Viện Trưởng [sau 75 gọi là Hiệu Trưởng] từ ngày thành lập tới nay. [Hình 2]

Hình 2: Những Hiệu trưởng Viện Đại học Cần Thơ từ ngày thành lập tới nay; từ trái: 1. GS Phạm Hoàng Hộ, 1966-1970; 2. GS Nguyễn Duy Xuân, 1970-1975; 3. Ông Phạm Sơn Khai, 1976-1989; 4. GS Trần Phước Đường, 1989-1997; 5. TS Trần Thượng Tuấn, 1997-2002; 6. TS Lê Quang Minh, 2002-2006; 7. GS Nguyễn Anh Tuấn, 2007-2012; 8. TS Hà Thanh Toàn, 2013-2017 đến nay. [photo by Lê Anh Tuấn]

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

TỪ ĐIỆN GIÓ BẠC LIÊU, TỚI HAI KHU NHÀ MÁY ĐIỆN THAN SÓC TRĂNG VÀ TRÀ VINH *

LTS: Quy hoạch năng lượng VN bị khuynh loát bởi các dự án nhiệt điện than nhiều ô nhiễm nhất với giá quân bình cao nhất so với các nguồn năng lượng sạch và rẻ khác.  Trong bài bút ký sau, BS Ngô Thế Vinh tường trình mối quan tâm của một bác sĩ về nguy hại làn sóng nhiệt điện than lan tràn vào VN sẽ mang bệnh tật giáng xuống cư dân và phát tán thêm nhiều ô nhiễm vảo môi trường vốn đã ở tình trạng nghiêm trọng khắp nước. 

Nhà nước đặc biệt đổ 80% gánh nặng thuế bảo vệ môi trường vào xăng dầu phần lớn do dân chúng gánh chịu tuy chỉ góp 30% khí carbon, nhưng nhiệt điện than xả 55% khí carbon chỉ phải chịu 1,6% số thuế này. Rõ ràng dân cả nước  đang phải góp thuế giúp cho nhiệt điện than hưởng thụ nhiều lãi hơn. Song song đó nhà nước còn đặc biệt ưu đãi Trung Quốc và các nhóm lợi ích nước ngoài nhập cảng nhiên liệu than bẩn vào VN làm năng lượng ô nhiễm nhất, bất chấp bệnh tật và số ngoại phí cao nhất của nhiệt điện than cho dân chúng phải gánh chịu thêm trong nhiều thế hệ.

Đã đến lúc chính quyền Việt Nam cắt bỏ nhiệt điện than và chọn thay chúng bằng năng lượng sạch và rẻ, thể hiện sự tôn trọng nhân quyền / human rights, trong đó có quyền được sống trên mảnh đất lành của cha ông, uống nước sạch, thở bầu không khí trong lành là quyền sống và bất khả xâm phạm.


Bước phát triển bền vững nào thì cũng phải tính tới cái giá môi sinh / environmental costs phải trả đối với sức khoẻ của người dân và cả trên nguồn tài nguyên lâu dài của đất nước.  

NGÔ THẾ VINH
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long 

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

NHỮNG NGÀY CHÂU THỔ
TRỞ LẠI THĂM ĐỒNG THÁP

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Lời dẫn: đây chỉ là trích đoạn từ một bút ký về chuyến khảo sát Đồng Bằng Sông Cửu Long tháng 12.2017 vừa qua, Đồng Tháp cũng là chặng cuối của chuyến đi ấy.   

Về tới Cao Lãnh cũng đã gần nửa khuya. Trên chiếc xe Van của tài xế Sang có Wi-Fi di động, nên suốt cuộc hành trình nếu muốn, chúng tôi vẫn có thể kết nối mạng và làm việc với iPhone, iPad. Ngày hôm sau 12.12.2017, chúng tôi vẫn thức dậy sớm để khởi hành đi vào Đồng Tháp Mười, ghé qua Gò Tháp.
Hình 1: Đoàn khảo sát môi sinh ĐBSCL 12.2017, từ trái: Ngô Thế Vinh, TS Lê Anh Tuấn Viện Nghiên cứu Biến Đổi Khí hậu ĐHCT, TS Dương Văn Ni Khoa Quản lý Tài Nguyên Thiên nhiên ĐHCT, KS Phạm Phan Long Hội Sinh Thái Việt, BS Nguyễn Văn Hưng, ThS Nguyễn Hữu Thiện Chuyên gia Vùng Đất Ngập / Wetlands, TS Lê Phát Quới Viện Tài Nguyên - Môi Trường ĐHQG Tp. HCM, và tài xế Sang.