Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Đọc Tác Phẩm: “CỬU LONG CẠN DÒNG, BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG” của Ngô Thế Vinh


DOHAMIDE ĐỖ HẢI MINH


LTS:  Dohamide Đỗ Hải Minh là một cây viết quen thuộc trên báo Bách Khoa trước 1975, chuyên khảo về lịch sử và văn minh Chàm. Đã xuất bản: "Dân Tộc Chăm Lược Sử" [1965];“Bangsa Champa: Tìm Về Với Một Cội Nguồn Cách Xa” [2005]. Xuất thân Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và tốt nghiệp M.A. Đại Học Kansas, Hoa Kỳ.  Lớn lên ở miệt Hậu Giang Châu Đốc nên rất am tường về hệ sinh thái Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hiện định cư tại Orange County, Nam California, Hoa Kỳ.
                                                 

ON READING “THE NINE DRAGONS DRAINED DRY, THE EAST SEA IN TURMOIL” BY NGÔ THẾ VINH


DOHAMIDE ĐỖ HẢI MINH




From the Editor: Prior to 1975, Dohamide was a regular contributor to Bách Khoa Magazine. His field of expertise is the history and civilization of Champa.  In 1965 he published ‘Dân Tộc Chàm Lược Sử / A Short History of the People of Champa” and in 2005 “Dân Tộc Champa: Hành trình Tìm về Cội Nguồn / The People of Champa: A Journey to the Source”. A graduate of the Học Viện Quốc Gia Hành Chánh / The National Institute of Administration (Saigon, Vietnam), he also held a M.A. from the University of Kansas, USA. Growing up in the Hậu Giang Châu Đốc region, he is quite familiar with the ecosystem of the Mekong Delta.

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

THE TONLE SAP LAKE WITH LOW PERFUSION THE MEKONG DELTA WITH AN EXCRUCIATING CHEST PAIN



To the Mekong River Committee of Vietnam
And the Friends of the Mekong

NGÔ THẾ VINH

THE "FIVE-YEAR PHASES" OF PRIME MINISTER HUN SEN

October, 2015_ Only recently, Prime Minister Hun Sen signed a directive cancelling the Bon Oum Tuk Water Festival that was due to be held from November 24 to 26 with this explanation: " due to the low level of the river and the drought our Kingdom of Cambodia is facing, which requires us to gather our forces and all possible means to solve the problem of water shortages for rice fields in the dry season.”

This is the fourth time in five years that the government has called off the annual festival which traditionally attracts hundreds of thousands of people to the capital city of Phnom Penh to attend the boat races on the Tonle Sap River. [Water festival cancelled over drought fears_ Chhay Channyda; Phnom Penh Post, Oct 31, 2015] 

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

PHÙNG NGUYỄN NHƯ CHƯA HỀ GIÃ BIỆT



The only certainty in this life is uncertainty
Thường hằng duy nhất trong đời này chính là sự vô thường


Gửi Ban Biên Tập Da Màu
Các Bạn Anh Phùng Nguyễn

NGÔ THẾ VINH


TIỂU SỬ PHÙNG NGUYỄN

     Nhà văn Phùng Nguyễn, tên thật Nguyễn Đức Phùng, sinh năm 1950 tại Quảng Nam, là anh cả trong một gia đình đông anh em. Học xong tiểu học trong một làng quê, năm 1961 cậu học sinh Nguyễn Đức Phùng thi đậu vào lớp Đệ Thất trường trung học Trần Quý Cáp, Hội An. Ba năm sau đó Phùng theo gia đình vào Sài Gòn 1964.

     Có một giai đoạn rất quan trọng mà Phùng Nguyễn đã không ghi trong phần tiểu sử của mình, đó là Phùng đi lính năm 1968, lúc ấy mới 18 tuổi và là một thương phế binh giải ngũ trước 1975. Theo người viết, những năm tháng mặc áo lính tuy ngắn nhưng đã có ảnh hưởng sâu đậm tới bước hình thành phong cách của cả văn nghiệp Phùng Nguyễn về sau này. 

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

THOI THÓP TRÁI TIM BIỂN HỒ MIỀN TÂY ĐAU THẮT NGỰC



Gửi Uỷ Hội Mekong Việt Nam
và Nhóm Bạn Cửu Long

NGÔ THẾ VINH

BA "NGŨ NIÊN" CỦA THỦ TƯỚNG HUN SEN
      Tháng 10, 2015_ Chỉ mới đây thôi, TT Hun Sen đã ký sắc lệnh huỷ bỏ ngày Lễ Hội Nước Bon Oum Tuk dự trù tổ chức vào ngày 24 tới 26 tháng 11 "do mực nước sông quá thấp và tình trạng hạn hán mà Vương quốc Cam Bốt đang phải đối đầu, đồng thời đòi hỏi mọi người phải tập trung nỗ lực và vận dụng mọi phương tiện có thể có được nhằm giải quyết vấn đề thiếu nước trên các ruộng lúa trong mùa khô." Đây là lần thứ tư trong vòng 5 năm chính phủ Hun Sen đã phải huỷ bỏ Lễ Hội Nước truyền thống hàng năm, thường tụ hội hàng mấy trăm ngàn người đổ về thủ đô Nam Vang để tham dự lễ hội đua thuyền trên sông Tonle Sap. [Water festival cancelled over drought fears_ Chhay Channyda; Phnom Penh Post, Oct 31, 2015]

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Folk Song In A Chocking Voice






Câu Hò Nghẹn Giọng                Folk Song In A Chocking Voice

miền tây không có mùa nước nổi         the Miền Tây doesn’t have the High Water Season
nhớ bông điên điển rực vàng                longing for the bright golden Sesbania sesban 
thôi rồi đồng tháp an giang                   done for the Đồng Tháp  and An Giang Region   

bao nhiêu con đập chặn dòng               the current by countless dams chocked         
con sông dãy chết                                 the river in its death throes grasped               
rồi đây khi mùa khô đến                       on the day the dry season arrives       
nước biển tràn vào mặn chát                 it’s the briny seawater intrusion time   
thương cây lúa chết khô trên đồng        pity the dry rice stalks in the paddy     
những khu vườn xơ xác                         the gardens, orchards looking raggedy 
bao con người cơ cực long đong           so many people forlorn and needy        

câu hò nghẹn giọng                               the folk song’s choking melody         
cô gái cửu long                                      the Mekong Delta ’s young lady       

Huỳnh Minh Lệ                                   Huỳnh Minh Lệ                                           
16.10.2015                                             [translated by Thái Vĩnh Khiêm]

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

THIS YEAR 2015 THE HIGH WATER SEASON DID NOT COME



The Mekong River ends at her nine large mouths
Her epic ode her long current roars aloud
                                                       Nguyên Sa

To the Friends of the Mekong Group
NGÔ THẾ VINH


     THE HIGH WATER SEASON IN THE MEKONG DELTA

It is in the age-old cyclical flow of the Mekong River marked by the High Water Season and the Receding Water Season that the eco-system of that river’s basin finds its natural equilibrium. Dohamide Đỗ Hải Minh, a Chăm scholar and a regular contributor to the Bách Khoa Magazine prior to 1975, saw life and grew up in the Hậu Giang Châu Đốc area. Well-informed about the eco-system of the Mekong Delta, he remarked that over the decades the local inhabitants are used to the annual floods, also known as the “High Water Season” and considered them a natural phenomenon that comes periodically.
                                                           

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Câu hò nghẹn giọng

Huỳnh Minh Lệ

https://vanhocnghethuat.files.wordpress.com/2015/10/mua_nuoc_noi_mien_tay.jpg

Câu hò nghẹn giọng

miền tây không có mùa nước nổi
nhớ bông điên điển rực vàng
thôi rồi đồng tháp an giang

bao nhiêu con đập chặn dòng
con sông dãy chết
rồi đây khi mùa khô đến
nước biển tràn vào mặn chát
thương cây lúa chết khô trên đồng
những khu vườn xơ xác
bao con người cơ cực long đong

câu hò nghẹn giọng
cô gái cửu long

Huỳnh Minh Lệ 
16.10.2015
[nguồn Sáng Tạo]

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

THE DON SAHONG DAM UNMISTAKABLE FINGERPRINTS FROM CHINA



THE DON SAHONG DAM
UNMISTAKABLE FINGERPRINTS
FROM CHINA

"Rice production in the Vietnamese Mekong Delta is further threatened by the building of the next dam on the main stream, the Don Sahong Dam in Southern Laos. This dam will block the Mekong’s main stream just before the famous Khone Falls, reducing its flow and endangering the Ramsar site in Siphandone and the crops and fisheries downstream.” Prof. Võ Tòng Xuân, Rector Emeritus An Giang University, Vietnam.
To the Friends of the Mekong Group
NGÔ THẾ VINH


WITH THE GREEN LIGHT FROM THE LAO NATIONAL ASSEMBLY

As reported in the The Diplomat, [Sep 04, 2015] the Lao National Assembly had officially approved the construction of the Don Sahong Hydropower Dam, a project that has raised much controversy in the past. The original plan called for MegaFirst, a Malaysian construction company, to start the actual building phase around the end of 2015. On account of the power-generating potentials of the Mother River - Mea Nam Khong, the Thai-Lao name for the Mekong - the Lao Government brushed aside all criticism and appeals from the neighboring nations like Thailand, Cambodia, and Vietnam to put a halt to the Don Sahong Dam Project in order to go full steam ahead with the implementation of its hydropower development program.

NĂM NAY 2015 KHÔNG CÓ MÙA NƯỚC NỔI



Cửu Long giang mở chín lần cửa rộng
Dòng sông dài dữ dội bản trường ca
                                       Nguyên Sa

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
NGÔ THẾ VINH

Lời giới thiệu của Viet Ecology: Không còn phải chờ nghiên cứu khoa học nhiều hơn nữa mà đã đến lúc phải hành động ngay để cứu vãn vùng hạ lưu sông Mekong trước những mối nguy cơ dồn dập và ghê gớm đang giáng xuống hơn 20 triệu dân cư ĐBSCL. Các đập thủy điện lớn nhỏ liên tục tích trữ nước và giam giữ phù sa không xuống đồng bằng; chu trình tự nhiên lũ hạn [hay flood pulse] từ ngàn năm bị phá rối; dân cư đã chứng kiến rất rõ, khoa học và các NGO đã liên tục cảnh giác chính quyền các nước Mekong về hậu quả này từ hai mươi năm trước. Trung Quốc không ngần ngại, thực hiện nhanh hơn các đập khổng lồ trên thượng nguồn mà không bị phản đối ở tầm mức quốc gia hay quốc tế. Hiệp Định 1995 không được các nước hạ lưu tuân thủ, Việt Nam và Cam Bốt tuy phản đối Lào trong phòng họp nhưng cấp Bộ trưởng lại bất động để Lào hoàn tất đập Xayaburi và tiến xuống thác Khone xây đập Don Sahong. Họ đã chia chác các dự án thủy điện cho các tập đoàn của Việt Nam và Trung Quốc, rõ ràng họ bất chấp tai họa trên kế sinh nhai, họ hất đổ bát cơm chén cá khỏi tay nông ngư dân. Chính quyền Việt Nam đã không làm gì với Xayaburi và chắc chắn sẽ không làm gì với Don Sahong. Trước các tai họa này BS Ngô Thế Vinh đã chấp bút đặt vấn đề thẳng với chúng ta và hàng chục triệu dân cư Cam Bốt và ĐBSCL. Phần lớn đã mất rồi, hãy cứu lấy phần nhỏ còn sót lại để lịch sử và hậu thế không phải ngậm ngùi khi đọc thấy bài này trong tương lai không xa.

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015

ĐẬP THUỶ ĐIỆN DON SAHONG IN ĐẬM DẤU TAY TRUNG QUỐC



“Sản xuất lúa gạo ĐBSCL bị đe dọa hơn nữa do xây con đập thứ hai Don Sahong ở Nam Lào. Con đập chắn ngang dòng chính Mekong ngay trước khi đổ vào vùng Thác Khone, sẽ làm giảm [thay đổi] dòng chảy, gây nguy hại cho khu bảo tồn Ramsar Siphadone, cho mùa màng và ngư nghiệp dưới nguồn". Gs Võ Tòng Xuân, 2013
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
NGÔ THẾ VINH

QUỐC HỘI LÀO BẬT ĐÈN XANH
     Theo tạp chí The Diplomat  [Sep 04, 2015] Quốc Hội Lào đã chính thức thông qua Dự án Đập Don Sahong, một dự án từ bấy lâu gây rất nhiều tranh cãi. Dự trù ban đầu con đập được Công ty Xây dựng Mã Lai MegaFirst khởi công vào cuối năm nay 2015. Do tiềm năng thuỷ điện của con Sông Mẹ - Mea Nam Khong, là tên Lào Thái của con sông Mekong, nhà nước Lào bất chấp mọi chỉ trích và với lời kêu gọi của các quốc gia láng giềng Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam, là ngưng dự án Don Sahong và Lào vẫn kiên quyết đi tới thực hiện cho bằng được kế hoạch phát triển thuỷ điện của mình.

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

ĐI VÀO CÕI TẠO HÌNH MỘT ĐINH CƯỜNG ĐỐN NGỘ



Hình I_ Đinh Cường
[Nghệ Thuật Tạo Hình VN Hiện Đại, Huỳnh Hữu Uỷ, VAALA 2008]

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

NHẬT TIẾN THỀM HOANG VẪN MỘT TRÁNG SINH LÊN ĐƯỜNG



Ðã mang lấy nghiệp vào thân
                             Nguyễn Du


     HƯỚNG ĐẠO THỜI NIÊN THIẾU
     Bùi Nhật Tiến, bút hiệu Nhật Tiến sinh ngày 24-8-1936 tại Hà Nội. Năm 1946 mới 10 tuổi Nhật Tiến đã phải theo gia đình rời Hà Nội đi tản cư qua những tỉnh như Sơn Tây, Việt Trì, Hưng Hoá, Phú Thọ. Năm 1950 hồi cư, ở cái tuổi 14 không còn nhỏ nữa để sinh hoạt sói bầy, Nhật Tiến xin gia nhập phong trào Hướng Đạo làm đoàn sinh đội Én Thiếu Đoàn Bình Than khá muộn màng. Thiếu Đoàn Bình Than thuộc Đạo Đồng Nhân, và đạo này có bài hát chính thức do đoàn sinh Cung Thúc Tiến của Thiếu Đoàn Bạch Đằng sáng tác. Cung Thúc Tiến chính là nhạc sĩ Cung Tiến sau này với những nhạc phẩm Hoài Cảm, Thu Vàng.

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

NGUYỄN ĐÌNH TOÀN TỪ ĐỒNG CỎ TỚI ÁO MƠ PHAI



Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai
                                       Nguyễn Đình Toàn

NGÔ THẾ VINH

TIỂU SỬ:
     Nguyễn Đình Toàn có bút hiệu ban đầu là Tô Hà Vân nhưng thành danh với tên thật và cũng là bút hiệu chính thức sau này; sinh ngày 6 tháng 9 năm 1936 tại huyện Gia Lâm, bên bờ sông Hồng, ngoại thành Hà Nội. Di cư vào Nam 1954, Nguyễn Đình Toàn bắt đầu viết văn làm thơ, viết kịch, viết nhạc, cộng tác với các tạp chí Văn, Văn Học [trong nhiều năm, Nguyễn Đình Toàn phụ giúp Trần Phong Giao tuyển chọn thơ và truyện cho báo Văn]; Nguyễn Đình Toàn cũng viết feuilleton cho các nhật báo Tự Do, Chính Luận, Xây Dựng, Tiền Tuyến; biên tập viên đài phát thanh Sài Gòn, nổi tiếng với chương trình Nhạc Chủ Đề trong những năm 1970s. Sau 1975, cùng chung số phận như mọi văn nghệ sĩ Miền Nam, Nguyễn Đình Toàn bị bắt hai lần và đi tù cải tạo một thời gian gần sáu năm. Sang Mỹ định cư từ cuối năm 1998, Nguyễn Đình Toàn và vợ, chị Thu Hồng cùng phụ trách chương trình Đọc Sách cho đài phát thanh VOA, Nguyễn Đình Toàn còn viết cho tuần báo Việt Tide mục Văn Học Nghệ Thuật của nhà văn Nhật Tiến cho tới khi nghỉ hưu. Gia đình Nguyễn Đình Toàn hiện sống tại Nam California.

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

ĐẾN VỚI LINH BẢO TỪ GIÓ BẤC TỚI MÂY TẦN



Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa.
                                     Nguyễn Du

NGÔ THẾ VINH

     Sau các nhà văn nữ tiền chiến như Thuỵ An, Mộng Sơn của thập niên 1940s, Linh Bảo và Nguyễn Thị Vinh là hai nhà văn đi trước thế hệ đông đảo các nhà văn nữ của thập niên 1960s về sau này như Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Tuý Hồng, Nguyễn Thị Thuỵ Vũ, Trùng Dương, Trần Thị NgH...   
     Linh Bảo là một tên tuổi văn học của Miền Nam từ những năm 1950s. Các tác phẩm của Linh Bảo được lần lượt xuất bản tại Miền Nam từ 1953 tới 1975. Chỉ có Mây Tần là tuyển tập đoản văn duy nhất được xuất bản ở hải ngoại (1981). Sau 1975, không có một tác phẩm nào của Linh Bảo được in ở trong nước.  

NGƯỜI QUÂN TỬ



LINH BẢO

LTS_ Người Quân Tử là truyện ngắn trích từ Tầu Ngựa Cũ, tác phẩm văn học được trao giải thưởng văn chương 1961. Người Quân Tử và Áo Mới của Linh Bảo đã được Trung tâm Văn Bút Quốc tế / PEN International tuyển chọn là hai trong số 26 truyện ngắn hay nhất thế giới năm đó.
*

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

CON ĐƯỜNG MẶC ĐỖ TỪ HÀ NỘI SÀI GÒN TỚI TRƯA TRÊN ĐẢO SAN HÔ


Mặc Đỗ nhà văn, nhà báo, dịch giả là một trong những tên tuổi của văn học Miền Nam trước 1975. Sau 1975, sang Mỹ tỵ nạn ở cái tuổi 58 còn tràn đầy sức sáng tạo nhưng anh đã chọn một cuộc sống quy ẩn, chữ của Mai Thảo. Mặc Đỗ gần như dứt khoát không xuất hiện hay có tham dự nào trong sinh hoạt cộng đồng văn chương ở hải ngoại -- [biển ngoài, chữ của Mặc Đỗ], thái độ chọn lựa đó khiến tên tuổi anh hầu như rơi vào quên lãng.

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

TRÊN BÀN CỜ MEKONG NHỮNG CON ĐẬP THUỶ ĐIỆN VÀ TỴ NẠN MÔI SINH



"Để khai thác phát triển nguồn nước tốt, người ta phải thực hiện trên tầm nhìn lưu vực/ basin scale. Theo một nghĩa nào đó, phải nhìn Mekong như một bàn cờ/ game board, chọn địa điểm nào thì nên đặt một con đập, nơi nào thì không và có như vậy mới duy trì được chức năng môi sinh của toàn lưu vực sông Mekong. Thực hiện điều ấy thì vô cùng khó khăn trên sông Mekong." Bran Ritcher, Nature Conservancy

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

BỐN MƯƠI NĂM VÕ PHIẾN NHÀ VĂN LƯU ĐẦY



Trước và sau thời 1954-75 ở Miền Nam, không thấy ở nơi nào khác trên đất nước ta, văn học được phát triển trong tinh thần tự do và cởi mở như vậy. [Võ Phiến nói chuyện với Đặng Tiến 28-10-1998]
*
Có thể nói Võ Phiến là một trong số các tác giả được viết và nhắc tới nhiều nhất. Trước khi quen biết nhà văn Võ Phiến, tôi đã rất thân quen với những nhân vật tiểu thuyết của ông như anh Ba Thê đồng thời, anh Bốn thôi, ông Năm tản, ông tú Từ lâm, chị Bốn chìa vôi từ các tác phẩm Giã từ, Lại Thư nhà, Một mình...
Rồi qua người bạn tấm cám Nghiêu Đề, qua toà soạn Bách Khoa, tôi quen ông từ những năm trước 1960 cho tới khi ra hải ngoại về sau này.

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

CỰU KIM SƠN CHƯA HỀ GIÃ BIỆT



Gửi Nguyễn Trùng Khánh


Thế rồi, cái gì phải đến cũng đến. Ngày trở về Việt Nam đã tới. Mấy tuần trước đó có vài người khuyên tôi nên ở lại. Nếu tôi muốn họ sẽ giúp tôi trốn sang Canada. Tôi lưỡng lự mãi. Một bên là cám dỗ của một đời sống mới, tự do và đầy đủ tiện nghi. Một bên là nỗi nhớ nhung, mái tóc bạc của bà mẹ già, ngọn gió rì rào trong bụi tre ngà, một tô phở nóng, một cái gì rưng rức khó tả. Và nhất là cuộc đối thoại ngắn ngủi giữa bác sĩ Rieux và Rambert trong La Peste của Camus : “Il n’y a pas de honte à préférer le bonheur, mais il peut avoir de la honte à être heureux tout seul”. Tôn Kàn, Quan hai lang tây lính thủy đánh bộ. (tr.94-95 TSYS 1993)
 

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

THÁNG BA THANH TÂM TUYỀN RŨ BỎ KÝ ỨC KHÔNG THỂ KHÁC



NGÔ THẾ VINH

Hắn rũ bỏ ký ức, và đi
Prélude Cho Những Chuyến Đi, Về (1982)
...
Rũ bỏ ký ức - ký ức người
Vài khúc dạo tặng tri âm (1988)
...
Tới lúc tôi phải viết như không có gì đã xảy ra, như không có gì biến đổi. Đến lúc nào tôi sẽ có thể có được điều như vậy? Để có thể viết trở lại (1993)

*
Thanh Tâm Tuyền sinh tháng 3 [13/03/1936] cũng mất tháng 3 [22/03/2006]
Bài viết ngắn tháng 3 [22/03/2015] này để tưởng nhớ 9 năm ngày mất Thanh Tâm Tuyền.
Thanh Tâm Tuyền tên thật Dzư Văn Tâm, sinh tại Vinh, Nghệ An. Mồ côi cha rất sớm. Đi dạy học từ 16 tuổi, viết truyện đăng trên báo Thanh Niên, TTT sinh hoạt trong Tổng hội Sinh viên Hà Nội với Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Sỹ Tế, Trần Thanh Hiệp; cùng chủ trương tập san Lửa Việt. Di cư vào Nam 1954, TTT viết cho tuần báo Dân Chủ, Người Việt và là một trong những cây viết chủ lực tạp chí Sáng Tạo cùng với Mai Thảo, có ảnh hưởng lớn trên văn học Việt Nam khoảng từ 1956-1975 và cả những năm về sau này.

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

BỐN MƯƠI NĂM DƯƠNG NGHIỄM MẬU VÀ TỰ TRUYỆN NGUYỄN DU

“... Kẻ có chữ bất mãn thường chọn cách viết sớ tâu lên... Những lá sớ lâm ly thảm thiết này thường không được nghe. Có kẻ dâng sớ nhiều lần nhưng không thấy cởi bỏ áo mũ trở lại làm phó thường dân mà vẫn ung ung tại vị hưởng bổng lộc của triều đình. Một đôi kẻ chấp bút có đôi chút tự trọng thì chọn con đường ở ẩn, không chọn con đường làm giặc nên không có tên trong Sưu Tặc Ký.” Từ Hải Ngoại Truyện, Dương Nghiễm Mậu, 2005.

Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

NHỚ VỀ NGƯỜI BẠN TẤM CÁM NGHIÊU ĐỀ 1939 – 1998



Bài viết chỉ là hồi tưởng với những kỷ niệm rất riêng tư về một người bạn tấm cám Nghiêu Đề, với mối giao tình hơn nửa thế kỷ; người viết không ở trong giới hội hoạ nên cũng không dễ dàng để viết một hoạ sĩ tài hoa, sáng tác tuy ít nhưng đã để lại dấu ấn lâu dài trong lãnh vực nghệ thuật tạo hình của Việt Nam, qua một giai đoạn đầy sáng tạo trong những năm 1960-1970 với Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam mà Nghiêu Đề là một trong những thành viên sáng lập với cá tính nổi bật. Ngô Thế Vinh

Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

REMEMBERING NGHIÊU ĐỀ - A FRIEND IN LEAN-DAYS (1939-1998)



This writing is a recollection of strictly personal memories covering a span of over half a century about Nghiêu Đề, a friend in lean-days. The author does not belong to the circle of artists and therefore cannot write authoritatively about a gifted painter whose works though limited in number have left indelible marks in the painting arts of Vietnam during his most creative decades of the 1960s and 1970s. He was one of the outstanding founders of the Vietnamese Young Artists Association.