Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

THỦY ĐIỆN LUANG PRABANG TRÊN VÙNG ĐỘNG ĐẤT BẮC LÀO VÀ THẢM HỌA VỠ ĐẬP DÂY CHUYỀN

Gửi tới 20 triệu cư dân ĐBSCL
không được quyền có tiếng nói
Gửi nhóm Bạn Cửu Long

NGÔ THẾ VINH


Hình 1a_ Trái:Bản đồ vùng đất Đông Nam Á: những vòng xám/ grey chỉ các vùng phân bố tâm chấn động đất / epicentral distributions; những vòng xanh/ blue ghi dấu các trận động đất ≥ 6.0; những ngôi sao đỏ/ red stars ghi  dấu các trận động đất ≥ 7.0. Các đường gạch đỏ/ red lines là biểu thị đường đứt gãy gây động đất / seismogenic faults. (Santi Pailoplee et al.2009) (4)

Hình 1b_ Phải: Có ít nhất 5 trong số 9 dự án thủy điện dòng chính sông Mekong của Lào nằm trong vùng động đất; kể từ bắc xuống nam: Pak Beng 1320 MW, Luang Prabang 1410 MW, Xayaburi 1260 MW, Pak Lay 1320 MW, Xanakham 1000 MW… Luang Prabang, là con đập lớn nhất và điều rất nghịch lý: do công ty quốc doanh PetroVietnam Power Co. là chủ đầu tư. [nguồn: Michael Buckley, cập nhật 2019 do Ngô Thế Vinh bổ sung.]

HAI NGUỒN TIN CHẤN ĐỘNG

      29.10.2019: Đập Xayaburi Bắt đầu Vận hành

Lào bắt đầu cho vận hành đập Xayaburi 1260 MW, là con đập thủy điện dòng chính đầu tiên trên sông Mekong của Lào. Đối với toàn thể cư dân trong lưu vực sông Mekong thì đây là một tin chấn động, giữa lúc khúc sông Mekong không xa đập Xayaburi gần như cạn kiệt, và câu hỏi đặt ra sẽ lấy đâu ra đủ nguồn nước để Xayaburi có thể vận hành chạy các turbines và đạt toàn công suất?
Và rồi, thêm một tin thật sự gây chấn động và cả sửng sốt khác, đó là trận động đất ở bắc Lào, ngay tỉnh Xayaburi nơi có con đập thủy điện dòng chính cùng tên mới vận hành chưa đầy 3 tuần lễ trước đó.

      21.11.2019: Động Đất ở Tỉnh Xayaburi Bắc Lào

Bản tin đầu tiên người viết nhận được qua 1 text message từ Paris, sau đó tin được đăng tải trên báo Figaro ngày 20.11.2019 lúc 17 giờ 05:  Séisme de magnitude 6,1 au Laos / Trận động đất 6.1 ở Lào. “Một trận động đất 6.1 xảy ra vào  ngày thứ Năm trong vùng tây bắc Lào, gần biên giới Thái Lan, theo tin từ Viện Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ USGS, tâm chấn động đất từ một nơi không sâu, xảy ra lúc 6 giờ 50 sáng giờ địa phương (tức 23 giờ 50 giờ quốc tế ngày thứ Tư 20.11.2019). (6)

Tiếp theo là tin chính thức từ Bộ trưởng Lao động và Phúc lợi Xã hội Lào Khampheng Saysompheng cho biết trong đêm 20 và sáng 21 tháng 11 tại nước này đã xảy ra nhiều rung chấn động đất, trong đó có 2 trận động đất có độ lớn hơn 5. Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Phúc lợi và Phát triển Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 10 tại thủ đô Vientiane, ông Khampheng Saysompheng nêu rõ vào khoảng 4 giờ sáng và 7 giờ sáng ngày 21 tháng11 đã xảy ra hai trận động đất độ lớn lần lượt là 5.9 và 6.1 tại huyện Saysathan, tỉnh Xayaburi, giáp biên giới Thái Lan. Ông Saysompheng nói thêm đây là trận động đất mạnh hiếm có và rất nhiều năm mới xảy ra tại Lào. Trong khi đó, theo thông báo của Cục Khí tượng và Thủy văn Lào, trong đêm 20 và rạng sáng 21 tháng 11, Lào đã ghi nhận 18 đợt rung chấn, trong đó có 2 trận động đất mạnh với độ lớn lần lượt là 5.9 và 6.4. Tâm chấn nằm ở độ sâu khoảng 10 km tại huyện Saysathan, thuộc tỉnh Xayaburi. Hiện chưa có thông tin về thiệt hại do trận động đất gây ra…


Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019

LÀO ‘LẤN TỚI’ VỚI THỦY ĐIỆN LUANG PRABANG VÀ ỨNG PHÓ CHO VIỆT NAM

RFA PHỎNG VẤN BS NGÔ THẾ VINH

Hôm 29.10.2019 Lào bắt đầu cho vận  hành đập thủy điện Xayaburi và tiếp theo sẽ là con đập Don Sahong. Đây là hai đập thủy điện nằm trên dòng chính sông Mekong, đã và đang gây rất nhiều tranh cãi giữa Lào, Thái Lan, Cambodia cũng như Việt Nam ở hạ nguồn Mekong. Nguồn tin đáng chú ý khác từ MRC Ủy Hội Sông Mekong cho thấy Lào đang chuẩn bị tham vấn dự án thủy điện Luang Prabang có công suất 1410 MW, nằm cách thị trấn Luang Prabang khoảng 30 cây số. Nếu không có gì đột biến, đập Luang Prabang được khởi công xây vào tháng  7/ 2020. Một chuyên gia sông Mekong, bác sĩ Ngô Thế Vinh, tác giả  hai cuốn sách ‘Cửu Long Cạn Dòng - Biển Đông Dậy Sóng’ và ‘Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch’, từng có  bài tham luận về dự án Luang Prabang liên quan đến Việt Nam, trình bày sự việc qua bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện.


*

Hình 1: Việt Nam nạn nhân và cũng là tòng phạm. Cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch PetroVietnam Nguyễn Quốc Khánh và Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào  ngày 13/6/2016. Khuôn mặt trí tuệ không phải là Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào, lại càng không phải Chủ tịch PetroVietnam Nguyễn Quốc Khánh, mà là Viraphonh Viravong người đứng thứ hai từ phải; so với các đối tác Việt Nam thì Viravong là một người khổng lồ và cũng là đứa con trí tuệ kiên định về thủy điện của quốc gia Lào. [nguồn: PetroVietnam 2016] (1)

RFA TT 1_ Thưa ông, cách đây 12 năm, tức năm 2007, Việt Nam đã cho phép công ty quốc doanh PVPC / PetroVietnam Power Corporation ký Biên bản Ghi Nhớ MoU với chính phủ Vientiane để đầu tư xây con đập Luang Prabang lớn nhất của Lào. Như vậy có phải Việt Nam tự mâu thuẫn không khi lên tiếng phản đối kế hoạch 9 con đập của Lào trên dòng chính Mekong?  Cũng xin ông giải thích về bài viết mà ông đặt tựa “Với Dự Án Luang Prabang Từ 2007 Việt Nam Đã Quy Hàng Chiến Lược Thủy Điện Lào”?

NGÔ THẾ VINH 1_ Bấy lâu Việt Nam cũng đã từng bày tỏ mối quan tâm đối với những con đập thủy điện dòng chính trên sông Mekong, từ Trung Quốc xuống tới hai quốc gia Lào và Cambodia  do những tác động tiêu cực xuyên biên giới đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chính phủ Việt Nam đã từng kêu gọi Lào “hoãn lại 10 năm” dự án đập Xayaburi và các con đập dòng chính khác. Và gần đây nhất, chính Việt Nam kêu gọi sự quan tâm khai thác các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế cho thủy điện trong lưu vực sông Mekong, điều ấy có thể giúp “bảo vệ và khai thác bền vững nguồn tài nguyên nước sông Mekong, đồng thời tránh được những ảnh hưởng tác hại tiêu cực trên đời sống các cộng đồng cư dân ven sông.”

      Nói thì như vậy, nhưng ngay từ năm 2007, có thể là sớm hơn, Việt Nam đã lập kế hoạch xây nhiều đập thủy điện trên lãnh thổ Lào; trong đó có cả dự án đập Luang Prabang lớn nhất trong số 9 con đập dòng chính trên sông Mekong của Lào với kinh phí lên đến trên 2 tỷ USD, ước tính theo thời giá lúc bấy giờ. Và một Biên bản Ghi nhớ / Memorandum of Understanding (MoU) về Dự án thủy điện Luang Prabang đã được ký kết từ 2007 giữa công ty quốc doanh PVPC / PetroVietnam Power Corporation và chính phủ Lào.

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

VỚI DỰ ÁN LUANG PRABANG TỪ 2007 VIỆT NAM ĐÃ QUY HÀNG CHIẾN LƯỢC THỦY ĐIỆN CỦA LÀO

Với chính phủ Lào thì Biên bản Ghi nhớ – Memorandum of Understanding – năm 2007 về dự án thủy điện Luang Prabang với Việt Nam không thuần chỉ là một “quid pro quo – trao đổi dịch vụ giữa hai bên” nhưng có một ý nghĩa chiến lược lớn lao hơn một con đập rất nhiều: đó là Việt Nam đã bật tín hiệu đèn xanh đối với toàn chuỗi 9 con đập dòng chính trên sông Mekong của Lào. Chính phủ Lào đã rất khôn ngoan hiểu rõ rằng từ nay 2007, trên thực tế – de facto, mọi phản đối của Việt Nam nếu có cũng chỉ là chiếu lệ; và giới am hiểu tình hình lưu vực sông Mekong đã thấy rõ một Hà Nội bị chi phối bởi các nhóm lợi ích, và đã bị khuất phục và quy hàng trước chiến lược thủy điện của Lào. Ngô Thế Vinh     

Gửi tới 20 triệu cư dân ĐBSCL
không được quyền có tiếng nói
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long


NGÔ THẾ VINH

CON DOMINO THỨ NĂM

Ngày 31/07/2019 chính phủ Lào chính thức gửi hồ sơ tới Ủy Hội Sông Mekong / MRC về dự án xây con đập dòng chính Luang Prabang với yêu cầu tiến hành thủ tục PNPCAba giai đoạn: (1) Thủ tục Thông báo / Procedures for Notification, (2) Tham vấn trước / Prior Consultation, (3) Chuẩn thuận / Agreement.  Thay vì ra thông báo ngay, MRC đã trì hoãn 7 tuần lễ sau mới đưa ra thông cáo báo chí về sự kiện này. Đến ngày 25/09/2019, MRC đã bào chữa cho quyết định im lặng 7 tuần lễ với lý do: “Thông báo của Lào gửi tới chưa đầy đủ để có thể tiếp cận với phần tổng quan của dự án / project overview và lộ trình tham khảo / roadmap for consultation, giúp quần chúng hiểu tốt hơn về dự án và tiến trình tham vấn.” Cũng vẫn ban Thư ký MRC giải thích tiếp, “Học được từ kinh nghiệm, lần này chúng tôi có kế hoạch thông báo chính thức khi có đủ những tài liệu cần thiết để quần chúng và các bên liên quan / stakeholders có thể khảo sát và đóng góp ý kiến cho tiến trình tham vấn thêm ý nghĩa.  Chúng tôi sẽ duy trì cùng mức độ cởi mở và minh bạch / transparency trong suốt tiến trình tham vấn.” (2)

Hình 1: Luang Prabang, con Domino thứ 5, cũng là con đập dòng chính sông Mekong lớn nhất của Lào và điều rất nghịch lý: do công ty quốc doanh PetroVietnam Power Corporation của Việt Nam là chủ đầu tư. Với 11 con đập dòng chính trên sông Lancang-Mekong thượng nguồn, Trung Quốc đã lưu trữ 40 tỉ mét khối nước, sản xuất 21300 MW điện; riêng Lào cũng lưu trữ 30 tỉ mét khối nước hàng năm và đang thực hiện giấc mơ trở thành “Bình điện Đông Nam Á / S.E. Asia’s Battery” bất chấp hậu quả môi sinh xuyên biên giới ra sao với hai quốc gia hạ nguồn là Cambodia và Việt Nam. [nguồn: Michael Buckley, cập nhật 2019 do Ngô Thế Vinh bổ sung.]