Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Ta nâng trang sách, ngàn thu đọng - Cảm xúc sau khi đọc “Mặt Trận Ở Sài Gòn”

Từ Mai Trần Huy Bích

Đọc lại cuốn Mặt Trận Ở Sài Gòn của Ngô Thế Vinh trong một ấn bản song ngữ năm 2020, 45 năm sau khi Miền Nam sụp đổ, cảm xúc trào lên tràn trề. Người viết những hàng này muốn nói rất nhiều, nhưng sau khi cân nhắc, tự thấy mình không đủ ngôn từ; đành xin mượn ít câu thơ của một niên trưởng, nhà thơ Vô Ngã Phạm Khắc Hàm, để trình bày chút cảm xúc của mình:

Người thích câu rùa, đọc Lạc thư
Vớt con cá nhỏ, thấy chân như
Ta nâng trang sách, ngàn thu đọng
Trời đất rưng rưng giữa mịt mù...

            Ta tụng ngàn năm
                                                Quán Thế Âm
            Chúng sinh ta khóc
                                                nỗi mê lầm
            Ngàn năm quỳnh nở
                                                trong đêm vắng
            Rung động ba ngàn 
                                                cõi viễn thâm.

Từ đấy ngàn năm
                                             vách lắng tai
Lời kinh vi diệu
                                            thấu linh đài 
Tình thương
                     từng giọt
                                      rơi trên đá ... 

Từ Mai Trần Huy Bích
California, 26.10.2020

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2020

Đọc ‘Mặt Trận Ở Sài Gòn’ của Ngô Thế Vinh, Nghĩ Về Thân Phận Người Lính

HUỲNH KIM QUANG

Viết về Chiến Tranh Việt Nam thì đã có rất nhiều, nhưng tác giả Ngô Thế Vinh, trong tác phẩm mới xuất bản của ông vào giữa năm 2020 “Mặt Trận Ở Sài Gòn” có một số đặc điểm đánh chú ý: ông là một người lính, một sĩ quan Quân Lực VNCH, và là một bác sĩ đã trực tiếp tham dự vào các trận chiến ác liệt trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Là một người lính cho nên tác giả Ngô Thế Vinh có kinh nghiệm trực tiếp nằm gai nếm mật, dãi nắng dầm mưa, đối mặt với sự sống chết trong gang tấc, kể cả đã từng ngồi tù hơn 3 năm dưới chế độ CSVN. Là một bác sĩ đã từng tu nghiệp ngành Y Khoa Phục Hồi cho nên tác giả Ngô Thế Vinh hiểu rất rõ từ chính bản thân mình là thân phận người lính, đến những đồng đội của ông đã trải qua các di chứng, các hậu chấn thương như thế nào trong cuộc sống của cuộc đời còn lại của họ.

Tác phẩm “Mặt Trận Ở Sài Gòn” dẫn người đọc qua vị hướng dẫn viên là tác giả Ngô Thế Vinh đi vào cuộc hành trình khám phá không những các tình tiết gay cấn và nguy hiểm trên chiến trường lửa đạn, mà còn đi sâu vào thế giới tâm lý phức tạp của những người lính bị chấn thương thể xác và tinh thần trong và sau cuộc chiến. Đây chính là điểm đặc biệt mà tác phẩm “Mặt Trận Ở Sài Gòn” của Ngô Thế Vinh làm cho tôi cảm thấy thích thú để đọc và để biết về một hiện thực rất bi thương mà ít ai nói đến.

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2020

NGÔ THẾ VINH, VẾT THƯƠNG CHƯA THỰC SỰ LÀNH*

Bài điểm sách cho lần tái bản tập truyện song ngữ

“Mặt Trận Ở Sài Gòn / The Battle of Saigon” – tháng 10/2020

NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH


Khi chỉ mới đọc truyện đầu tiên, truyện mang tên của tựa đề cuốn sách, Mặt Trận Ở Sài Gòn của Ngô Thế Vinh, tôi đã có ước muốn, được hỏi ngay, những anh hùng mà ông đề cập đến trong truyện này, hiện giờ họ ở đâu, họ ra sao, và tôi muốn gửi đến họ, rất muộn, lòng ngưỡng mộ, tri ân và cả nỗi sầu buồn. Và tôi cũng muốn nói ngay với tác giả, khi đọc tới đoạn này, tôi đồng tình với chủ trương của các nhân vật trong truyện:

… “Diều Hâu” là biệt danh ông bác sĩ đặt cho tính hiếu chiến của tôi. Xem ra ai cũng có vẻ bực bội về những tin tức xáo trộn ở Sài Gòn. Ông tiếp:


- Tụi sinh viên có đứa nào bất mãn, Diều Hâu cứ việc hốt hết đem lên căn cứ 7 giao cho tôi.

… Cầm lấy ly rượu như muốn bóp vỡ trong tay, thiếu tá Bính giọng gay gắt hơn:

- Cứ để tôi thì khỏi cần tốn phi tiễn với lựu đạn cay. Chỉ cần mấy cỗ đại liên trí mấy đầu phố.
Xem ra chính trị đã làm phân hóa giữa chúng tôi. Rồi ông quay sang hỏi ông Bác sĩ:

- Sao Docteur Zhivago, ông nghĩ sao về tụi sinh viên tối ngày chỉ biết có biểu tình phá rối ấy? (Mặt Trận Ở Sài Gòn, tr. 27-28)

RED BERET PHYSICIAN ĐOÀN VĂN BÁ LEFT HIS MARKS WITH ALL SITUATIONS HE FACED THROUGH LIFE

Lieutenant Ba’s singularly impressive display of courage, utter disregard for his own safety, and his overriding concern for his patients resulted in the saving of many lives. First Lieutenant Ba’s heroic actions reflect great credit upon himself and the Army of the Republic of Vietnam. [ BA, DOAN VAN 57/208029 1LT of the Republic of Vietnam:  Awarded Bronze Star Medal with “V” Device, Headquarters US MACV, 20 May 1968 ] (1)

*

Đoàn Văn Bá saw life on August 20, 1937 to a poor family in the old imperial city of Hue. His father passed away when he was still young but Bá persevered with his schooling to graduate from the Medical School in 1965. He defended his Doctoral thesis one year later on the endocrinological topic: “Contribution à l’étude des cardiothyréoses. À propos de 11 cas observés.  [Apropos of 11 cases of cardiothyreosis]. Đoàn Văn Bá, M.D.E., Saigon 1966. (2)

As an active Military Medical Student (QYHD), on his fourth school year he was commissioned 1st Lieutenant. [Picture 1] According to Trang Châu, Class of QYHD 12, graduation year: 1965, we were 3 friends who were native of the city of Hue. We attended the same class, ate at the same table, shared the same room at the MilitaryMedical School in Cholon. We all intended to join the paratroopers after graduation. At the school, each of us was known by a nickname.” Lê Văn Châu or Trang Châu was called “Châu cá ngựa” because he unfailingly went to the Phú Thọ racetrack every weekend.  Even in the love poems he wrote, Trang Châu did not forget to mention horse racing (In my race to win your heart, I am but a lame horse, My only hope is to be a dark one /Trong cuộc đua chạy về trái tim em, Anh là con ngựa què,Nên chỉ thủ một vai về ngược); Trần Đoàn was nicknamed “Đoàn the butterfly/ Đoàn Cái Bướm” for his article “Thằng Cu hay Cái Bướm”, that was serialized in the  Magazine Y Khoa Tình Thương. In the article, Đoàn offered advices on how to give birth to boys or girls. However, he and his wife only had “Cái Bướm” or butterflies during the first years of their marriage. Eventually, they succeeded in having a boy “Thằng Cu”. As for Đoàn Văn Bá, he was known as Crazy Bá / Bá Điên” for being a straight shooter, ready to call a spade a spade.  He could be counted on to deal with higher ups in a tight situation. So, his friends also refer to him as the man for difficult situations/ l’homme des situations difficiles”; he gained the respect of all his peers but not all of his superiors. In his case, that nickname of “Crazy Bá / Bá Điên” is actually a badge of love and admiration.

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2020

THỜI GIAN VẪN GHI DẤU NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG CỦA BÁC SĨ MŨ ĐỎ ĐOÀN VĂN BÁ


Trung uý Bá đã biểu lộ lòng can đảm phi thường, bất chấp nguy hiểm cho sinh mạng mình và chỉ quan tâm tới những người bệnh, với kết quả là ông đã cứu được nhiều mạng sống. Những hành động dũng cảm của Trung uý Bá phản ánh phẩm chất lớn lao của bản thân ông và của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.

Lieutenant Ba’s singularly impressive display of courage, utterly disregard for his own safety, and his overriding concern for his patients resulted in the saving of many lives. First Lieutenant Ba’s heroic actions reflect great credit upon himself and the Army of the Republic of Vietnam.

[ BA, DOAN VAN 57/208029 1LT of the Republic of Vietnam:  Awarded Bronze Star Medal with “V” Device, Headquarters US MACV, 20 May 1968 ] (1)

Đoàn Văn Bá sinh ngày 20 tháng 8 năm 1937 tại Cố Đô Huế. Gia đình thanh bạch, cha lại mất sớm nhưng Bá đã cố gắng theo đuổi học vấn để trở thành Bác sĩ Y khoa, niên khoá 1965. Anh trình luận án Tiến sĩ Y khoa một năm sau 1966 với đề tài liên quan tới bệnh Nội tiết: Contribution à l’étude des cardiothyréoses. À propos de 11 cas observés [Apropos of 11 cases of cardiothyreosis]. Đoàn Văn Bá, M.D.E., Saigon 1966. (2)