Thứ Hai, 31 tháng 10, 2022

DÒNG CHẢY SINH THÁI Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch



Mekong – Cửu Long là mạch sống, bảo vệ mạch sống ấy là duy trì một “dòng chảy sinh thái  – environmental flow, cần thiết để bảo vệdòng sông với toàn hệ sinh thái lành mạnhbền vững”, cụ thể hơn là duy trì một chế độ dòng chảy với nguồn nước sạch với phù sa, nuôi dưỡng một hệ thủy sinh (tôm cá, rong tảo và các vi sinh vật) và một nền canh nông phong phú (lúa gạo, cây trái), đó không chỉ là nguồn lương thực thiết yếu, mà cũng là bảo vệ những nền văn hóa ven sông của 70 triệu dân đang sống trong lưu vực. Ngô Thế Vinh

Việt Ecology Press
P.O.Box 3893, Seal Beach, CA 90740
www.amazon.com, www.nguoivietshop.com, tự lực bookstore

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2022

BƯỚC QUA LỜI NGUYỀN TIẾN HÀNH DỰ ÁN ĐẬP STUNG TRENG LÀ HỦY DIỆT MÔI SINH – ECOCIDE MỘT NHÌN LẠI

Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL
      không được quyền có tiếng nói
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Lời Dẫn Nhập: Năm 2020, đã có một lúc bao nhiêu triệu cư dân vùng hạ lưu sông Mekong thở phào nhẹ nhõm khi nghe tin Bộ Điện Lực Cam Bốt tuyên bố hoãn mọi dự án thủy điện trên sông Mekong trong 10 năm tới [1], như vậy là ít nhất có một thời kỳ dưỡng thương cho dòng sông bị đầy những vết cắt do chuỗi đập thủy điện của Trung Quốc và Lào phía thượng nguồn. Nhưng rồi mới đây, chỉ hai năm sau, 2022, là một tin chấn động khác: Phnom Penh tuyên bố cho tái phục hoạt / resurrection dự án thủy điện Stung Treng 1.400 MW trên dòng chính sông Mekong phía đông bắc Cam Bốt sát ranh giới với Lào. Dự án này không chỉ sẽ tàn phá sinh cảnh các khu đất ngập được bảo vệ bởi Công ước Ramsar ký kết từ năm 1971, mà còn gây tác hại vô lường trên hai vùng châu thổ phì nhiêu Tonlé Sap và ĐBSCL. Đây là bài đầu tiên trong loạt 3 bài viết nhìn lại toàn cảnh cuộc hành trình gian truân của một dòng sông – Sông Mekong hơn nửa thế kỷ qua.