Thứ Năm, 21 tháng 12, 2023

Thủ tướng Cam Bốt gây ngờ vực tại Hà Nội về dự án thủy lộ Phù Nam

KS Phạm Phan Long, P.E.

Ủy ban sông Mekong quốc gia Cam Bốt (CB) đã công bố kế hoạch đào kênh Phù Nam dưới tên Funan Techo Canal, đây là dự án đầu tiên trong lịch sử giao thông đường thủy của CB dài 180 km bắt đầu từ Prek Takeo của sông Mekong nối sang sông Bassac và qua tỉnh Kandal và Kep.   Hội đồng Bộ trưởng Cam Bốt vào tháng Năm 2023 đã phê duyệt dự án $1,7 tỉ USD này dựa vào nghiên cứu do cố vấn Trung Quốc (TQ) bí mật biên soạn.


Hình 1: Kênh Phù Nam, Funan Techo Canal. Nguồn: Mekong River Commission

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2023

RFA Phỏng vấn BS Ngô Thế Vinh về Kênh Funan và Đồng Bằng Sông Cửu Long

Như bài viết gần đây của ông về kênh đào Phù Nam của Cam Bốt, và đặc biệt như một tuyên bố gần đây nhất của Thủ tướng Cam Bốt Hun Manet: “Kênh đào Phù Nam không lấy nước từ sông Mekong mà chỉ lấy từ sông Bassac và sẽ dùng cho tưới tiêu, nông nghiệp)\”, xin ý kiến của ông về những vấn đề sau: 

PVMAI TRẦN _ 1) Theo ông, lập luận cho rằng sông Bassac không thuộc hệ thống Mekong và kênh đào Funan không lấy nước từ Mekong có đúng với thực tế không? 

NGÔ THẾ VINH _ 1) Tuyên bố gần đây nhất của Thủ tướng Cam Bốt Hun Manet cho rằng: Kênh đào Phù Nam không lấy nước từ sông Mekong mà chỉ lấy từ sông Bassac và sẽ dùng cho tưới tiêu, nông nghiệp.” [sic]

Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2023

Ngô Thế Vinh Và câu chuyện của dòng sông Mekong

Cửu Long Giang gió về vui trên sóng sông
Uốn quanh như chín con rồng ôm chặt đứa con

[Trích ca khúc Cửu Long Giang của Phạm Duy]

PHẠM PHAN LONG, P.E.

Nhà văn Ngô Thế Vinh là nhà văn đầu tiên đã sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong. Anh đã viết hàng trăm bài khảo luận và hàng ngàn trang sách vạch ra những nguy cơ, thiệt hại vật chất, tinh thần và mối đe doạ diệt vong của các nền văn minh dân cư hạ nguồn. Tôi hân hạnh góp bài viết này về anh như một người đồng hành trên sông Mekong gần 30 năm, ôm mối quan tâm cho Đồng Bằng Sông Cửu Long [ĐBSCL] nằm ở cuối nguồn, sẽ phải hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất vì thủy điện mà không được hưởng chút lợi ích gì.

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2023

LÁ THƯ CHỦ BÚT TOÀ SOẠN NGÔN NGỮ

NGÔ THẾ VINH, BẰNG HỮU VÀ VĂN CHƯƠNG là tuyển tập đặc biệt thứ ba, do tạp chí Ngôn Ngữ hân hạnh đứng tên xuất bản và phát hành rộng rãi (sau hai tuyển tập Hoàng Ngọc Biên + Tô Thùy Yên, và Cung Tích Biền).

Đây là cuốn sách tập trung nguồn tư liệu từ nhiều người viết về một người, có tầm cỡ của Văn Học Việt Nam Cộng Hòa. Tác giả gốc miền Bắc, trưởng thành và dựng nghiệp tại miền Nam; với tay phải: Y khoa Bác Sĩ, tay trái: nhà văn. Cũng có thể ngược lại, vì cả hai thành công tuyệt vời như nhau.

Hiện tại ông hành nghề Y tại Hoa Kỳ, song song với việc viết văn cùng nghiên cứu về Dòng Sông Cửu Long, một công trình khảo sát tận hiện trường đầy tâm huyết, không dễ có người thứ hai thực hiện.

Ngôn Ngữ kính mời quý bạn đọc lưu giữ tác phẩm này trong tủ sách gia đình. Những bài giới thiệu, điểm qua nhiều tác phẩm của Ngô Thế Vinh, từ nhiều tác giả có uy tín chắc chắn sẽ làm vừa lòng quý vị.

NHÀ THƠ LUÂN HOÁN

Montréal, 01.2024

TUỔI THƠ VÀ CON SÔNG TONLÉ SAP TRÊN XỨ CHÙA THÁP 2/3 THẾ KỶ TRƯỚC

BS Văn Văn Của, sinh năm 1927 tại Phnom Penh, học Trung học ở LycéeSiso Wath PhnomPenh. Về Sài Gòn 1949, học Tú tài tại Chasseloup Laubat tới 1949. Vào Đại học Y khoa Sài Gòn 1950, tốt nghiệp Y khoa 1957. Y sĩ Đại tá Y sĩ trưởng Sư đoàn Nhảy Dù 1957-1964. Đô Trưởng Sài Gòn - Chợ Lớn 1965-1968. Cao Học Y Tế công cộng /MPH Tulane University 1970. Viện Trưởng Viện Quốc gia Y Tế Công Cộng từ 1973-1975, kiêm đặc trách các trại tỵ nạn chiến tranh Long Thành và Phú Quốc cho tới 1975. Vì chức vụ sau cùng này, mà Anh không thể ra đi. Sau 1975, Anh bị đi tù cải tạo 4 năm tới tháng 12/1979. Anh là tác giả tập hồi ký “Mộng Không Thành”, do Tạp chí Y Tế xuất bản năm 2000. Những năm cuối đời, BS Văn Văn Của sống ở Pháp và mất ngày 17.08.2003 tại Orsay, vùng tây nam ngoại ô Paris, thọ 76 tuổi.