Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

NÓI KHÔNG VỚI DỰ ÁN CÁI LỚN – CÁI BÉ ĐI TÌM CÁC GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
và 18 triệu Cư dân Đồng Bằng Sông Cửu Long  

Bây giờ chính sách phát triển thủy lợi của Việt Nam phải được chuyển đổi theo sự chuyển hướng của nông nghiệp, không thể theo mục tiêu cũ để tiếp tục tăng sản lượng lúa thông qua thâm canh nông nghiệp mà phải theo mục tiêu cải thiện sinh kế của nông dân thông qua đa dạng hóa cây trồng và canh tác tổng hợp. Nhưng rất tiếc các nhóm lợi ích vẫn bám mục tiêu đầu tiên đòi hỏi phải xây dựng hệ thống thủy lợi quy mô lớn, xây dựng cống đập ngăn mặn, đào kênh dẫn nước ngọt quí hiếm từ Sông Hậu xa tít để tiếp tục bắt dân trồng lúa, như Dự án SôngCái Lớn – Cái Bé (CLCB). Nhóm lợi ích luôn có thế lực mạnh, để được duyệt dự án thì họ mới có ăn, mặc kệ dân trồng lúa cứ nghèo. [Trao đổi cá nhân giữa GS Võ Tòng Xuân và Ngô Thế Vinh, qua một eMail ngày 16.09.2018]


Hình 1: trên và dưới, phối cảnh tổng thể Cống Cái Lớn, Cống Cái Bé, được mệnh danh là Công trình Thế Kỷ: hệ thống vĩnh cửu cống ngăn mặn CLCB, nếu thực hiện, theo ý kiến của các chuyên gia độc lập thì không những rất tốn kém (hơn 3 ngàn tỉ đồng) và  không cần thiết, lại có nhiều rủi ro tiềm ẩn, huỷ hoại rộng rãi cả một hệ sinh thái mong manh của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Một dự án từ Bộ NN & PTNT hoàn toàn đi ngược với tinh thần Nghị Quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu do TT Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 17.11.2017 trong đó nhấn mạnh nguyên tắc: “thuận thiên, tôn trọng quy luật tự nhiên, tránh can thiệp thô bạo vào thiên nhiên.” (1,2)

NHỮNG CÔNG TRÌNH THẤT BẠI Ở ĐBSCL: CÓ BÀI HỌC NÀO ĐƯỢC RÚT RA HAY AI NHẬN TRÁCH NHIỆM

Từ hơn hai thập niên, người viết đã không ngừng lên tiếng về mối nguy cơ trên toàn hệ sinh thái lưu vực Sông Mekong do những con đập khổng lồ Vân Nam của Trung Quốc, tới chuỗi 9 con đập thuỷ điện dòng chính của Lào, rồi tới 2 dự án đập của Cambodia: ngoài những hậu quả rối loạn về dòng chảy, mất nước nơi các hồ chứa và quan trọng nhất là mất nguồn cát nguồn phù sa, dẫn tới một tiến trình đảo ngược khiến một ĐBSCL đang dần tan rã. Đồng bằng đang tan rã theo các bờ sông và sạt lở dọc theo duyên hải Biển Đông.

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

NHỮNG CHÂN DUNG CỦA MỘT THỜI ĐÃ MẤT

Thi Phương



Ngô Thế Vinh là một tác giả đặc biệt, rất đặc biệt trong văn học Miền Nam - trước đây và cả ngày nay. Nhiều người đọc có thể đã biết ông từ những năm trước biến cố mất nước năm 1975. Ông là một bác sĩ quân y đặc biệt. Ông hẳn phải có một đam mê nung nấu ngút ngàn đối với việc cầm bút để ghi lại những gì mình thấy, những gì mình nghĩ về cuộc đời chung quanh mình. Về con người, về xã hội, về đất nước. Ngay từ khi còn là sinh viên, ông đã lao vào cái nghiệp dĩ rất hứng thú đến độ không thể bỏ được nhưng cũng lắm bạc bẽo khiến cho người cầm bút cũng phải nhiều khi nhún vai bâng khuâng. Những gì người thời đó - những năm tao loạn vì giặc giã và khủng bố, sự mê cuồng chính trị và tôn giáo, cùng sự có mặt của lính Mỹ trên đất nước - còn có thể nhớ lại là tạp chí Tình Thương của sinh viên y khoa, chỉ nội cái tên cũng nói lên sự khắc khoải mang tính thời đại của những người có con tim đứng trước số phận nghiệt ngã của người Việt đồng bào. Ngay cả những người không học trong ngành y khoa cũng biết rằng Tình Thương nói lên tâm nguyện “lương y như từ mẫu” của những người đang còn ngồi trên ghế nhà trường nghe giáo sư Phạm Biều Tâm diễn giảng. Và nếu nhìn lại những năm đó, chúng ta có thể giật mình khi nhận ra rằng Tình Thương là tờ báo sinh viên có một ý thức dấn thân rõ rệt, như lý tưởng của người chủ bút của nó, cho nên tiếng tăm đã lan ra khỏi phạm vi nhà trường.

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

TỪ DẤU BINH LỬA TỚI TÙ BINH VÀ HOÀ BÌNH PHAN NHẬT NAM VÀ NHỮNG CHẤN THƯƠNG KHÔNG CHẢY MÁU

Tôi là kẻ sống sót sau một cuộc chiến tranh dài hơn trí nhớ.”
                                                              Phan Nhật Nam

NGÔ THẾ VINH


Hình 1: tới thăm Phan Nhật Nam 21.07.2017, đi tìm những vật chứng. 
[tư liệu Ngô Thế Vinh]


TIỂU SỬ 

Phan Nhật Nam cũng là bút hiệu, Rốc là tên gọi ở nhà; sinh ngày 9/9/1943, tại Phú Cát, Hương Trà, Thừa Thiên, Huế; nhưng ngày ghi trên khai sinh 28/12/1942, chánh quán Nại Cửu, Triệu Phong, Quảng Trị.

1954-1960 tiểu học Mai Khôi Huế; Saint Joseph Đà Nẵng; trung học Phan Chu Trinh Đà Nẵng
1963-1975 tốt nghiệp Khoá 18 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, gia nhập binh chủng Nhảy Dù, qua các đơn vị Tiểu Đoàn 7, 9, 2, và Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù; Tiểu Khu Bà Rịa Long An; Biệt Động Quân; Ban Liên Hợp Quân Sự Trung Ương 4 và 2 Bên.

Hình 2: giữa, Hướng đạo sinh Phan Nhật Nam và Trưởng Tô Phạm Liệu. Sau này cả hai đều chọn vào Binh chủng Nhảy Dù; trái, Phan Nhật Nam, thiếu uý Tiểu đoàn 7 Nhảy Dù 1964; phải, Tô Phạm Liệu là một bác sĩ can trường của Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù sống sót sau trận đánh ác liệt trên đồi Charlie, Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 trên vùng cực bắc Tây Nguyên, nhưng người bạn thân thiết của Tô Phạm Liệu là Trung tá Tiểu Đoàn trưởng Nguyễn Đình Bảo thì hy sinh ở lại Charlie. Tô Phạm Liệu mất ở Mỹ  ngày 29.09.1997 ở tuổi 56;  [tư liệu Phan Nhật Nam]    

1975-1989  tù cải tạo 14 năm qua các trại giam Miền Bắc với 2 đợt kiên giam ( 2/1979 đến 8/1980; 9/1981 đến 5/1988)

1990-1993 ra tù bị quản chế và chỉ định cư trú tại Lái Thiêu, Bình Dương Miền Nam, cũng là thời gian Nam được gần gũi với nhà báo Như Phong

1993 sang Mỹ định cư, thời gian đầu ở San Jose, rồi qua Washington D.C, Houston, Minnesota, Colorado…

Thời gian đầu tới Mỹ, có cả một chiến dịch báo chí truyền truyền thông lên án Phan Nhật Nam là Việt Cộng nằm vùng, phủ nhận cờ vàng... Giữa những ngộ nhận oan khiên, câu nói của Tô Phạm Liệu đủ làm Nam ấm lòng: “Tao biết thằng Nam từ hồi còn nhỏ, hai đứa tao cùng ở một nhà, đi học chung một trường. Nó làm sao là Việt Cộng được.”

2005-2018 hiện vẫn làm việc ở tuổi 76 và sống ở Nam California

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

GIÁO SƯ TRẦN NGỌC NINH VÀ ƯỚC VỌNG DUY TÂN

Tôi mơ về một nước Việt Nam hoà bình, tân tiến trên nền tảng của những giá trị tinh thần mà lịch sử đã nhồi vào nền văn hiến của nước ta. Cả cuộc đời xã hội của tôi là để đóng góp vào sự ước mong ấy. Trần Ngọc Ninh, Ước Vọng Duy Tân, 2012

NGÔ THẾ VINH

  Hình 1: trái, đến thăm Gs Trần Ngọc Ninh, Huntington Beach ngày 21 & 29 tháng 06.2018, ở tuổi 95 mà Thầy vẫn còn rất minh mẫn và sắc bén; trên bàn là những số báo Tình Thương (1963-1967) có các bài viết của Thầy; phải, Gs Trần Ngọc Ninh đang ký tặng Ngô Thế Vinh cuốn Làm Gì (1979), bên cạnh là tác phẩm Nuôi Sẹo của Thư Quán Bản Thảo do nhà văn Trần Hoài Thư tặng Gs Trần Ngọc Ninh. [tư liệu Ngô Thế Vinh]   
TIỂU SỬ

Trần Ngọc Ninh, tên thật, còn có bút hiệu Kỳ Ngọc, Trần Ngọc, Trần Lê sinh ngày 6 tháng 11 năm 1923 tại Hà Nội, nguyên quán Ninh Bình Bắc Việt, thân phụ là giáo viên nghèo, đôi khi nhà không đủ ăn; vừa đi học vừa viết báo phổ thông y học như với tờ Vui Sống để kiếm sống với bút hiệu Kỳ Ngọc; một số bài báo còn sưu tập được đã đăng lại trong Tuyết Xưa. (2)

1939 học sinh trường Bưởi, sinh viên Khoa học ban Toán cùng với Triều Sơn, rồi chuyển sang học Y khoa

1946-1948 cựu nội trú các bệnh viện Hà Nội

1948 luận án Tiến sĩ Y khoa: "Contribution à la Physiopathologie des Traumatismes Thoraciques"

1948-1952 bác sĩ thường trú bệnh viện Yersin / Phủ Doãn Hà Nội

1952-1954 sang Pháp du học với Gs Robert Merle d'Aubigné ở bệnh viện Cochin về ngành giải phẫu chỉnh trực và với Gs Pierre Petit về ngành giải phẫu tiểu nhi ở bệnh viện St Vincent de Paul; qua Anh tu nghiệp về giải phẫu thần kinh ngoại vi và xương sống với Gs Herbert Seddon

1954 di cư vào Nam sau Hiệp định Geneve, cùng với các giáo sư Phạm Biểu Tâm, Nguyễn Hữu, Đào Đức Hoành, Ngô Gia Hy, Nguyễn Đình Cát... và trở thành ban giảng huấn cốt cán của Đại học Y Khoa Sài Gòn sau khi người Pháp rút đi.

1961 Thạc Sĩ Y khoa Pháp / Agrégation des Facultés Françaises de Médecine, Section Chirurgie Orthopédique.

1961-1967 giáo sư phẫu khoa chỉnh trực và phẫu nhi khoa, Đại học Y khoa Sài Gòn, Việt Nam

1966-1967 Tổng trưởng Văn hoá Xã hội đặc trách Giáo dục Việt Nam Cộng Hoà, chủ trương phát triển phong trào thanh niên, đưa Hướng đạo vào sinh hoạt học đường.

1956-1977 trưởng khoa phẫu thuật chỉnh trực, bệnh viện Bình Dân Sài Gòn

1966-1975 giáo sư Văn minh Đại cương và Văn Hoá Việt Nam, Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn, Việt Nam

1967 thành viên sáng lập Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO / Southeast Asian Ministers Education Organization) Bangkok & Singapore

1968-1975 hội viên Hội đồng Soạn thảo Danh từ Chuyên môn, Sài Gòn, Việt Nam

1969-1975 hội viên Hội đồng Văn hoá Giáo dục, Sài Gòn Việt Nam

1977 ngày 6 tháng 6, cùng gia đình vượt biển tới đảo Pulau Besar Mã Lai, chọn định cư tại Hoa Kỳ

1978-1980 thi ECFMG & FLEX như một bác sĩ ngoại quốc, vẫn phải qua thời gian thực tập tại các bệnh viện ở Denver, Colorado; rồi Pittsburg với các Gs James S. Miles và Gs William B. Kiesewetter cùng là giáo sư y khoa bạn cũ trong ngành phẫu nhi khoa / Pediatric Surgery với ông trước kia.

Giữa thời gian đèn sách, ông vẫn hoàn tất một tập luận đề chính trị "Làm Gì" trên 300 trang, với ghi chú nơi cuối sách: "Viết xong lúc giữa trưa ngày 24 tháng 3 năm 1979 tại Trường Sơn của Mỹ Châu". (Rocky Mountains Ranges Denver, Colorado / ghi chú của người viết)

1980 trở lại hành nghề Y khoa tại Nam California, nhưng chủ yếu vẫn là các hoạt động văn hoá giáo dục; viết bài cho các báo Tập San Y Sĩ, Thế Kỷ 21, Khởi Hành...

2000 tham gia Ban Cố vấn Viện Việt Học (Westminster, California) do Gs Nguyễn Đình Hoà sáng lập

2003-2008 Viện trưởng Viện Việt Học, giáo sư giảng dạy lớp Ngữ pháp Việt ngữ tại Viện Việt Học

2018 Ông vẫn minh mẫn ở tuổi 95, hiện cư ngụ tại thành phố Huntington Beach, miền Nam California.

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

ĐI TÌM BỨC TƯỢNG MẸ VÀ CON MỘT TÁC PHẨM BỊ LÃNG QUÊN CỦA MAI CHỬNG Ở HẢI NGOẠI

Để tưởng nhớ Mai Chửng, điêu khắc gia
tượng đài Bông Lúa 1970 và tượng Mầm 1974 

NGÔ THẾ VINH



  Hình 1: Chân dung Mai Chửng, bên một tác phẩm điêu khắc. [tư liệu Huỳnh Hữu Uỷ]


TỪ CỬA TRẦN ĐỀ TỚI TƯỢNG ĐÀI BÔNG LÚA

Từ con Kênh Vĩnh Tế biên giới Việt Miên tới Cửa Trần Đề, có thể nói chúng tôi đã đi gần suốt chiều dài con Sông Hậu.

"Chúng tôi đang đứng ở mút cuối con Sông Hậu, nhìn từng đợt sóng vỗ vẫn còn màu nâu nhạt của phù sa nơi cửa Trần Đề, khúc sông trải rộng để chan hoà vào biển cả; bao nhiêu cảm xúc tràn về, như một flashback, chợt nhớ lại hơn một lần qua Long Xuyên, nơi có tượng đài Bông Lúa của Mai Chửng, một cố tri và cũng là một tên tuổi lớn trong lãnh vực điêu khắc của Miền Nam". Tượng đài Bông Lúa biểu tượng của nền văn minh nông nghiệp, là tác phẩm đồ sộ bằng đồng lá đã được dựng tại thị xã Long Xuyên (1970), một tỉnh lỵ Miền Tây. Một bó lúa vươn lên ngất trời được Đinh Cường thêm vào mấy chữ mô tả thực đẹp: “Phơi phới của mùa lúa con gái...” Sau 1975, cùng với chiến dịch đốt sách, tượng đài Bông Lúa ấy đã bị cộng sản phá sập, quả không phải là một "điềm lành" cho tương lai nền Văn Minh Lúa Gạo và cả hậu vận của toàn vùng Sông Nước Cửu Long." (1,3)
Hình 2: trái, Tượng đài Bông Lúa Con Gái 1970 bằng đồng lá, một tác phẩm nghệ thuật lớn của điêu khắc gia Mai Chửng; [tài liệu Hội Hoạ Sĩ Trẻ 1966-1975]; phải, Mai Chửng đang dựng tượng đài Bông Lúa ở Long Xuyên. [tư liệu Huỳnh Hữu Uỷ]  

Hình 3: trái, Mai Chửng đứng bên công trình tượng đài Bông Lúa cao 18 m đang xây cất tại Long Xuyên ĐBSCL; phải, toàn cảnh pho tượng Bông Lúa tại Công viên Trưng Vương, thị xã Long Xuyên 1970. Chỉ 5 năm sau, sau 30 tháng 4, 1975 tượng đài Bông Lúa ấy đã bị cộng sản phá sập, quả không phải là một "điềm lành". [nguồn: sưu tập Dương Văn Chung, Thatsonchaudoc.com]

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ NHỮNG BƯỚC PHÁT TRIỂN TỰ HUỶ HOẠI 1975 - 2018

NGÔ THẾ VINH

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
Để tưởng nhớ Mai Chửng
điêu khắc gia tượng đài Bông Lúa 1970  

Primum Non Nocere / Trước hết không gây hại.



Hình 1: tới Cửa Trần Đề mút cuối con Sông Hậu, từ trái: Ngô Thế Vinh trên bãi biển Trần Đề; giữa & phải: ĐBSCL với bờ biển ngày đêm bị sạt lở và sói mòn. [photo by Phạm Phan Long & Ngô Thế Vinh] 

TỚI CỬA TRẦN ĐỀ MÚT CUỐI SÔNG HẬU

Từ con Kênh Vĩnh Tế biên giới Việt Miên tới Cửa Trần Đề, có thể nói chúng tôi đã đi gần suốt chiều dài con Sông Hậu.

Nguy cơ rối loạn dòng chảy hạ lưu là có thật và có thể nhìn tử thượng nguồn. Nhìn về Phương Bắc, từ hơn hai thập niên qua, người viết không ngừng báo động về những mối nguy cơ tích luỹ không thể đảo ngược từ phía thượng nguồn do nạn phá trắng những khu rừng mưa nhiệt đới (rainforest), rồi những khu rừng lũ (flooded forest) quanh Biển Hồ, tới kế hoạch phá đá phá các ghềnh thác (Mekong rapids blasting project) khai thông mở rộng dòng sông Mekong để cho tàu bè của Trung Quốc vận chuyển hàng hoá tràn xuống các quốc gia hạ lưu, cùng với ảnh hưởng lâu dài là những con đập bậc thềm khổng lồ Vân Nam, tiếp đến là chuỗi 12 dự án đập dòng chính hạ lưu ở Lào và Cam Bốt với hậu quả gây rối loạn dòng chảy, mất nguồn cát nguồn phù sa nơi các hồ chứa, với thời gian có thể đưa tới một tiến trình đảo ngược, một Đồng Bằng Sông Cửu Long / ĐBSCL còn non trẻ có thể từ từ tan rã.

Hình 2: 16 năm trước thời điểm tháng 9.2002, tác giả đứng bên chân con đập Mạn Loan / Manwan 1,500 MW, con đập lịch sử, con đập dòng chính / mainstream dam đầu tiên trên thượng nguồn Sông Lancang-Mekong Vân Nam, Trung Quốc. [tư liệu Ngô Thế Vinh]  

Trung Quốc đang khống chế không chỉ Biển Đông mà còn trên toàn Lưu Vực Sông Mekong, Việt Nam là một quốc gia cuối nguồn, giới cầm quyền VN thì lệ thuộc về chính trị vào Trung Quốc và do đó hoàn toàn bị động. Cho dù Việt Nam thỉnh thoảng có lên tiếng phản đối yếu ớt nhưng thực tế không có chiến lược gì cụ thể và hầu như không làm được gì để bảo vệ sự sống còn của hơn 17 triệu cư dân ĐBSCL và cũng là vựa lúa của cả nước. Đó là một sự thật.

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

Đọc Tuyển tập
CHÂN DUNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT & VĂN HÓA CỦA NGÔ THẾ VINH





Như một đứa nhỏ ăn nhín từng chút một cái bánh ngon vì sợ mau hết tôi nhấm nháp từng trang Tuyển tập Chân Dung Văn Học Nghệ Thuật và Văn Hóa của nhà văn Ngô Thế Vinh. Không phải vì tên tác giả đã là một đảm bảo cho giá trị quyển sách; tôi còn muốn biết thêm Ngô Thế Vinh đã có cái nhìn thế nào với những người hoạt động văn hóa - nghệ thuật mà tôi có dịp giao tiếp hay thân thiết. 

Đúng như tựa sách, tác giả đã không đi sâu vào phần phân tích hay bình luận giá trị tác phẩm hay công trình của từng văn nghệ sĩ hoặc nhà hoạt động văn hóa . Đây là  cuộc sống và sáng tác tiêu biểu của những người thầy, người bạn và đàn anh mà Ngô Thế Vinh có dịp  sống cùng  một khoảng thời gian khá dài, trải qua nhiều biến động lịch sử, nhiều hoàn cảnh, tại nhiều vùng đất khác nhau . Hầu hết những gương mặt được Ngô Thế Vinh phác họa lại trong tác phẩm đã qua đời, cho nên  đây cũng là những dòng tưởng niệm của tác giả dành cho những bằng hữu, như lời kết thường thấy ở cuối nhiều chân dung giới thiệu.

Ngô Thế Vinh là người nặng tình.  Anh không chỉ nhắc đến những trường hợp sáng tác, những cảm hứng  rất riêng tư, ít người biết của nhiều tác giả;  trong mối giao tình của anh còn có những chia sẻ lúc khó khăn, những chuyến đón đưa của người tri kỷ, những thâm tình khởi đầu từ giao tiếp nghề nghiệp rồi kéo dài , sâu đậm theo năm tháng. Đọc để thấy giữa người phác họa chân dung và các văn hữu của anh, chẳng hạn như Hoàng Ngọc Biên, người khởi đầu nghiên cứu về phong trào Tiểu thuyết mới của Pháp tại Việt Nam những năm 1970, như người bạn tấm cám họa sĩ Nghiêu Đề, như nhà báo lão thành Như Phong, nhân vật ông Khắc trong Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng, và còn nhiều gương mặt khác nữa trong tuyển tập - đều là những mối giao tình kéo dài hơn nửa thế kỷ, từ Sài Gòn sang tới đất Mỹ.  Những tình bạn bền bỉ ấy sao mà ấm áp! Đọc để hình dung không khí thân thương  trong bữa ăn tại nhà Dương Nghiễm Mậu sau 1975, khi những đứa trẻ háo hức với chất đạm tiếp tế hiếm hoi thì những người lớn  nghĩ ngợi gì, buồn bã ra sao!  Và rồi cũng đọc để rưng rưng với người thầy thuốc Ngô Thế Vinh khi chứng kiến cuộc hành trình trên con đường một chiều của những người bạn Nguyễn Xuân Hoàng, Mai Thảo… 

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

CON ĐƯỜNG SÁCH SÀI GÒN VÀ CÂU CHUYỆN ĐỐT SÁCH



Hình 1: Trên Đường Sách, cũng là đường mang tên Đức TGM Nguyễn Văn Bình (1910-1995), bên hông Bưu Điện, chạy dài từ Nhà Thờ Đức Bà tới đường Hai Bà Trưng, như một tụ điểm sinh hoạt văn hoá và du lịch, đang rộn rã không khí Giáng Sinh 2017 với ban nhạc Santa Claus có lẫn cả một ông Tây béo mập cao ngồng thổi kèn, vây quanh là tấp nập khách đi xem, chụp hình, ngồi tụ tập trong các quán cà phê sách, và một số thì tìm mua sách. Đường Sách Nguyễn Văn Bình ngày nay là hình ảnh một mini-đường sách Lê Lợi của hơn 40 năm trước. [Photo tư liệu Ngô Thế Vinh]  


CON ĐƯỜNG SÁCH LỊCH SỬ

Khởi từ ý tưởng của báo Tuổi Trẻ, ngày 15.10.2015, Sở Thông Tin và Truyền Thông Thành phố đã khởi công xây dựng con Đường Sách trên đường Nguyễn Văn Bình [là tên Đức TGM Nguyễn Văn Bình] phường Bến Nghé, Quận I TP. HCM. Đây là một con đường nhỏ nằm bên hông Bưu điện Thành phố, nối liền Nhà Thờ Đức Bà và đường Hai Bà Trưng nhưng có ưu điểm là nằm ngay trong khu vực trung tâm Thành phố, đây không chỉ là một không gian sinh hoạt văn hoá mà còn là một tụ điểm du lịch, là nơi thường xuyên có nhiều du khách ghé qua.

Sau gần 3 tháng thi công ngày 09.01.2016, Đường Sách chính thức được khai trương. Chỉ với con đường nhỏ chiều dài 144 m, lòng đường 8 m, hai bên vỉa hè rộng 6 m, với thiết kế một bên là 20 gian hàng sách, một bên là café sách và khu triển lãm. Hai đầu Đường Sách là hai bức tượng điêu khắc Cô gái bên trang sách và Suy ngẫm - hai tác phẩm được tuyển chọn từ Trại điêu khắc quốc tế TP.HCM.
Ông Lê Hoàng khi còn làm Giám đốc Nxb Trẻ đã mơ ước có một không gian chỉ có sách và sách và ông là một trong những người đã đứng ra vận động cho việc hình thành con Đường Sách và sau đó trở thành giám đốc Công ty Đường Sách Thành phố. Đường Sách đã trở thành một không gian khá lý tưởng để các nhà xuất bản, nhà kinh doanh sách có cơ hội học hỏi chia sẻ những kinh nghiệm nghề nghiệp, và cả tiếp cận với giới bạn đọc. Đường Sách trở thành một không gian biểu tượng của văn hoá đọc, nơi gặp gỡ của những người yêu sách, cũng là điểm hẹn lý tưởng cho những người bạn trong và cả ngoài nước.

Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2018

CỐNG ĐẬP CHẶN MẶN GÂY RỐI LOẠN HỆ SINH THÁI VÀ NHỮNG CÁI GIÁ PHẢI TRẢ

Water, water, every where,
Nor any drop to drink.
Samuel Taylor Coleridge [1772-1834]  

Thế kỷ 21 của tỵ nạn môi sinh, đã có 2 triệu người
phải rời bỏ quê hương ĐBSCL ra đi tìm kế sinh nhai

NGÔ THẾ VINH
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Hình 1: Hình ảnh một dòng sông đang chết dần; cũng để hiểu tại sao đã có 2 triệu người phải rời bỏ quê hương ĐBSCL đi tìm kế sinh nhai; từ phải: TS Lê Anh Tuấn, Th.S Nguyễn Hữu Thiện. [photo by Ngô Thế Vinh]

XỨ SỞ CÂY THỐT NỐT VÀ NGƯỜI KHMER HIỀN HOÀ

Tới An Giang, tới hai quận Tịnh Biên và Tri Tôn không thể không thấy hàng cây thốt nốt nổi bật trên những cánh đồng lúa xanh. Cây thốt nốt thuộc họ cau, tên khoa học Borassus flabellifer, có nhiều ở các nước Đông Nam Á. Cây thốt nốt sống cả trăm năm dài hơn tuổi thọ một đời người. Thân cây thẳng và cao tới 30 mét. Cây đực không trái, cây cái cho tới 60 trái mỗi cây. Trái thốt nốt có vỏ xanh đen, nhỏ hơn trái dừa bên trong có những múi trắng mềm, ngọt và mát. Hoa cây thốt nốt cho nước ngọt có vị thơm, có thể nấu thành đường, ngon hơn đường mía. Nếu Quảng Ngãi, quê Hương Nghiêu Đề bạn tôi, từng nổi tiếng về đường phổi, đường phèn thì An Giang, vùng Tịnh Biên Tri Tôn nổi tiếng với đường thốt nốt. Chè đậu xanh nấu với đường thốt nốt ngọt dịu và rất thơm ngon. Hình như tất cả mọi thành phần cây thốt nốt đều có công dụng: thân làm cột nhà, lá dùng lợp mái. Trong nền văn hóa cổ Khmer, các Chùa chiền còn lưu giữ được những văn bản viết trên lá cây thốt nốt. Cây thốt nốt cũng được xem như biểu tượng của xứ Chùa Tháp. [Hình 2]

Hình 2: Hàng cây thốt nốt đứng soi bóng bên hồ nơi khu đền đài Angkor;
cây thốt nốt được xem như biểu tượng của xứ Chùa Tháp. [tư liệu Ngô Thế Vinh]  

Khắp xứ Chùa Tháp xuống tới Đồng Bằng Sông Cửu Long, đi đâu cũng chỉ gặp những người dân Khmer hiền hòa, và rồi không thể nào hiểu được những gì đã xảy ra giữa họ và những người Việt trong quá khứ. Chỉ có thể giải thích họ là một đám đông nạn nhân của những khích động thù hận mà động cơ là những mưu đồ chánh trị đen tối.

Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2018

Ngô Thế Vinh viết Vòng Đai Xanh: Giữa Núi Rừng Bất An

PHAN TẤN HẢI

Nhà văn Ngô Thế Vinh đã viết cuốn tiểu thuyết Vòng Đai Xanh bằng tấm lòng ưu tư với dân tộc. Trên các trang giấy, chúng ta đọc được nỗi lo của ông bên cạnh những âm vang cồng chiêng của các sắc dân Thượng, xen lẫn gần xa là tiếng súng giao chiến giữa AK-47 và M-16.

Tiểu thuyết Vòng Đai Xanh, mẫu bìa Nghiêu Đề, Nxb Thái Độ Saigon 1971, Nxb Văn Học Hoa Kỳ tái bản 2018

Nơi đó, hiện lên trong các dòng chữ cũng là nỗi lo của giới trí thức Sài Gòn (điển hình với nhân vật chính là họa sĩ tên Triết, xưng tôi) khi nhìn thấy 60 trại lính Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ (LLĐB Hoa Kỳ) trên vùng biên giới cao nguyên Việt Nam có thể tương lai sẽ trở thành một cõi quốc gia tân lập của người Thượng, một đất nước mới manh nha cho các sắc dân thiểu số vùng cao có tên gợi ý là Đông Sơn và viễn ảnh một cuộc chiến mới sẽ bùng nổ giữa dân tộc Kinh và các sắc tộc Thượng – nơi đó, ngòi nổ sẽ bị kích hỏa, hoặc là do chính người Mỹ hay do chính Cộng Sản Bắc Việt gây ra, hay do cả hai cùng bật lên.

Trong tiểu thuyết Vòng Đai Xanh, độc giả có thể thấy phần hư cấu gắn liền với sự thực lịch sử. Nghĩa là, có thể đọc như một cuốn sách biên khảo về Cuộc Nội Chiến Quốc-Cộng trên vùng cao nguyên, nơi đó phía Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) được lính LLĐB Hoa Kỳ hỗ trợ, và nhiều khi phía Mỹ nắm phần chủ lực khi trực tiếp huấn luyện dân quân người Thượng.

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

BA TRĂM NĂM ĐBSCL ĐẾN VỚI CON KÊNH VĨNH TẾ

Mọi lý thuyết đều màu xám duy cây đời vẫn mãi xanh tươi.
Johann Wolfgang von Goethe / Faust 1808 'Studierzimmer'

NGÔ THẾ VINH
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

DRAGON VÀ ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Chúng tôi cùng hẹn gặp nhau ở Cần Thơ đầu tháng 12. Thực ra chúng tôi đã biết nhau từ trước do "văn kỳ thanh" qua những trăn trở chung về hệ sinh thái sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Hình 1: từ trái, TS Lê Phát Quới, Th.S Nguyễn Hữu Thiện, KS Phạm Phan Long, TS Lê Anh Tuấn, Ngô Thế Vinh, TS Dương Văn Ni, BS Nguyễn Văn Hưng. Trên khối đá, ghi khắc thời điểm 31.03.1966 là ngày tướng Nguyễn Cao Kỳ ký nghị định chính thức thành lập Viện Đại Học Cần Thơ, với GS Phạm Hoàng Hộ là Viện trưởng Sáng lập đầu tiên. [photo by tài xế Sang]

Đoàn hôm nay gồm 7 người. Buổi sáng, dự tính khởi hành sớm nhưng theo yêu cầu của người viết, muốn được trở lại thăm Đại học Cần Thơ, nay với thêm DRAGON - Mekong Institute là Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu mà TS Lê Anh Tuấn trong đoàn hiện là Phó Viện trưởng. Có thể nói Đại học Cần Thơ có một thư viện / Trung tâm Học liệu khang trang và đẹp nhất theo tiêu chuẩn thư viện Mỹ. Trên lầu 3 của Thư viện là Phòng Truyền thống, với đôi nét lịch sử Đại học Cần Thơ, cả với hình ảnh các Viện Trưởng [sau 75 gọi là Hiệu Trưởng] từ ngày thành lập tới nay. [Hình 2]

Hình 2: Những Hiệu trưởng Viện Đại học Cần Thơ từ ngày thành lập tới nay; từ trái: 1. GS Phạm Hoàng Hộ, 1966-1970; 2. GS Nguyễn Duy Xuân, 1970-1975; 3. Ông Phạm Sơn Khai, 1976-1989; 4. GS Trần Phước Đường, 1989-1997; 5. TS Trần Thượng Tuấn, 1997-2002; 6. TS Lê Quang Minh, 2002-2006; 7. GS Nguyễn Anh Tuấn, 2007-2012; 8. TS Hà Thanh Toàn, 2013-2017 đến nay. [photo by Lê Anh Tuấn]

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

TỪ ĐIỆN GIÓ BẠC LIÊU, TỚI HAI KHU NHÀ MÁY ĐIỆN THAN SÓC TRĂNG VÀ TRÀ VINH *

LTS: Quy hoạch năng lượng VN bị khuynh loát bởi các dự án nhiệt điện than nhiều ô nhiễm nhất với giá quân bình cao nhất so với các nguồn năng lượng sạch và rẻ khác.  Trong bài bút ký sau, BS Ngô Thế Vinh tường trình mối quan tâm của một bác sĩ về nguy hại làn sóng nhiệt điện than lan tràn vào VN sẽ mang bệnh tật giáng xuống cư dân và phát tán thêm nhiều ô nhiễm vảo môi trường vốn đã ở tình trạng nghiêm trọng khắp nước. 

Nhà nước đặc biệt đổ 80% gánh nặng thuế bảo vệ môi trường vào xăng dầu phần lớn do dân chúng gánh chịu tuy chỉ góp 30% khí carbon, nhưng nhiệt điện than xả 55% khí carbon chỉ phải chịu 1,6% số thuế này. Rõ ràng dân cả nước  đang phải góp thuế giúp cho nhiệt điện than hưởng thụ nhiều lãi hơn. Song song đó nhà nước còn đặc biệt ưu đãi Trung Quốc và các nhóm lợi ích nước ngoài nhập cảng nhiên liệu than bẩn vào VN làm năng lượng ô nhiễm nhất, bất chấp bệnh tật và số ngoại phí cao nhất của nhiệt điện than cho dân chúng phải gánh chịu thêm trong nhiều thế hệ.

Đã đến lúc chính quyền Việt Nam cắt bỏ nhiệt điện than và chọn thay chúng bằng năng lượng sạch và rẻ, thể hiện sự tôn trọng nhân quyền / human rights, trong đó có quyền được sống trên mảnh đất lành của cha ông, uống nước sạch, thở bầu không khí trong lành là quyền sống và bất khả xâm phạm.


Bước phát triển bền vững nào thì cũng phải tính tới cái giá môi sinh / environmental costs phải trả đối với sức khoẻ của người dân và cả trên nguồn tài nguyên lâu dài của đất nước.  

NGÔ THẾ VINH
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long 

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

NHỮNG NGÀY CHÂU THỔ
TRỞ LẠI THĂM ĐỒNG THÁP

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Lời dẫn: đây chỉ là trích đoạn từ một bút ký về chuyến khảo sát Đồng Bằng Sông Cửu Long tháng 12.2017 vừa qua, Đồng Tháp cũng là chặng cuối của chuyến đi ấy.   

Về tới Cao Lãnh cũng đã gần nửa khuya. Trên chiếc xe Van của tài xế Sang có Wi-Fi di động, nên suốt cuộc hành trình nếu muốn, chúng tôi vẫn có thể kết nối mạng và làm việc với iPhone, iPad. Ngày hôm sau 12.12.2017, chúng tôi vẫn thức dậy sớm để khởi hành đi vào Đồng Tháp Mười, ghé qua Gò Tháp.
Hình 1: Đoàn khảo sát môi sinh ĐBSCL 12.2017, từ trái: Ngô Thế Vinh, TS Lê Anh Tuấn Viện Nghiên cứu Biến Đổi Khí hậu ĐHCT, TS Dương Văn Ni Khoa Quản lý Tài Nguyên Thiên nhiên ĐHCT, KS Phạm Phan Long Hội Sinh Thái Việt, BS Nguyễn Văn Hưng, ThS Nguyễn Hữu Thiện Chuyên gia Vùng Đất Ngập / Wetlands, TS Lê Phát Quới Viện Tài Nguyên - Môi Trường ĐHQG Tp. HCM, và tài xế Sang.