Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Sông Cửu


Không thể đổ hết lỗi cho El Nino hay cho bọn “cướp nước” Trung Quốc được, mặc dù đó là hai nhân tố khách quan rất lớn.

T.S Nguyễn Thái Nguyên

Cuối năm, chính xác là vào ngày 18 tháng 12 năm 2019, FB Thanh Hieu Bui (hốt hoảng) báo động về một chuyện buồn … đã hơi bị cũ: “Cái tin này mới đáng sợ này, đồng bằng Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước, chuyện này liên quan khủng khiếp đến đời sống nhân dân. Một trong những nguyên nhân là bọn Tàu Khựa nó lấy nước nguồn sông, khiến mực nước sông xuống thấp, nước mặn tràn vào.”

Nạn ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu không phải là hiện tượng mới mẻ gì đâu, ông Gió ạ:

“Mười ngày trước Giáng Sinh, ngư phủ Nguyễn Văn Chơn và vợ cư ngụ tại huyện Lấp Vò Tỉnh Đồng Tháp đã lưới được một con cá đuối khổng lồ trên sông Tiền, đoạn giữa hai Xã Tân Mỹ và Tân Khánh Trung. Con cá đuối có chiều dài hơn 4 mét ngang 2 mét và nặng tới 270 ký.

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2019

LAOS’ “ENCROACHMENT” THE LUANG PRABANG DAM PROJECT – A CHALLENGE TO VIETNAM

INTERVIEW WITH DR NGÔ THẾ VINH BY RFA   

On October 29, 2019 Laos kickstarted the operation of the Xayaburi Dam to be followed soon afterward by that of the Don Sahong Dam. Those two hydroelectric dams that straddle the Mekong’s main current also represent a bone of contention for the countries downstream of Cambodia, Laos, Thailand, and Vietnam. Another noteworthy news coming out of the Mekong River Commissìon indicated that Laos was about to introduce the PNPCA process for the Luang Prabang hydropower Dam (1,410 MW) located 30 km from Luang Prabang. Barring unexpected events, construction works for the Luang Prabang Dam are scheduled to begin in July, 2020. Doctor Ngô Thế Vinh, an expert on the Mekong, has authored the two books “The Nine Dragons Drained Dry, The East Sea in Turmoil” and “Mekong - the Occluding River.” He also wrote articles pertaining to the Luang Prabang Project and the role Vietnam played in it.  In this interview with reporter Thanh Trúc, he further elaborates on his view pertaining to this issue.



Photo 1: Vietnam, victim and accomplice at the same time. The meeting between the Chairman of PetroVietnam Mr. Nguyễn Quốc Khánh and Laos’ Minister of Energy and Mines on June 13, 2016. The real brain behind the project is neither the Lao Minister nor the Chairman of PetroVietnam but Mr. Viraphonh Viravong standing second from right in the photo. Mr. Viravong has no Vietnamese equal and stands as the undisputed giant in the hydroelectric field of Laos. [source: PetroVietnam 2016] (1)

Thanh Trúc1_ Dr Vinh, 12 years ago, in 2007, Vietnam gave the green light to the state-owned  PVPC / PetroVietnam Power Corporation to sign a memorandum of understanding with the Vientiane government authorizing PVPC to invest in  the construction of the Luang Prabang Dam, the biggest dam in Laos. Do you think this represents an inconsistency on the part of the Vietnamese when they continue to object to Laos’ plan to build 9 dams on the Mekong River’s main current?  Can you also comment on the article you authored entitled Vietnam is Suffering a Strategic Setback at the Mekong River Battlefront”?

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

THỦY ĐIỆN LUANG PRABANG TRÊN VÙNG ĐỘNG ĐẤT BẮC LÀO VÀ THẢM HỌA VỠ ĐẬP DÂY CHUYỀN

Gửi tới 20 triệu cư dân ĐBSCL
không được quyền có tiếng nói
Gửi nhóm Bạn Cửu Long

NGÔ THẾ VINH


Hình 1a_ Trái:Bản đồ vùng đất Đông Nam Á: những vòng xám/ grey chỉ các vùng phân bố tâm chấn động đất / epicentral distributions; những vòng xanh/ blue ghi dấu các trận động đất ≥ 6.0; những ngôi sao đỏ/ red stars ghi  dấu các trận động đất ≥ 7.0. Các đường gạch đỏ/ red lines là biểu thị đường đứt gãy gây động đất / seismogenic faults. (Santi Pailoplee et al.2009) (4)

Hình 1b_ Phải: Có ít nhất 5 trong số 9 dự án thủy điện dòng chính sông Mekong của Lào nằm trong vùng động đất; kể từ bắc xuống nam: Pak Beng 1320 MW, Luang Prabang 1410 MW, Xayaburi 1260 MW, Pak Lay 1320 MW, Xanakham 1000 MW… Luang Prabang, là con đập lớn nhất và điều rất nghịch lý: do công ty quốc doanh PetroVietnam Power Co. là chủ đầu tư. [nguồn: Michael Buckley, cập nhật 2019 do Ngô Thế Vinh bổ sung.]

HAI NGUỒN TIN CHẤN ĐỘNG

      29.10.2019: Đập Xayaburi Bắt đầu Vận hành

Lào bắt đầu cho vận hành đập Xayaburi 1260 MW, là con đập thủy điện dòng chính đầu tiên trên sông Mekong của Lào. Đối với toàn thể cư dân trong lưu vực sông Mekong thì đây là một tin chấn động, giữa lúc khúc sông Mekong không xa đập Xayaburi gần như cạn kiệt, và câu hỏi đặt ra sẽ lấy đâu ra đủ nguồn nước để Xayaburi có thể vận hành chạy các turbines và đạt toàn công suất?
Và rồi, thêm một tin thật sự gây chấn động và cả sửng sốt khác, đó là trận động đất ở bắc Lào, ngay tỉnh Xayaburi nơi có con đập thủy điện dòng chính cùng tên mới vận hành chưa đầy 3 tuần lễ trước đó.

      21.11.2019: Động Đất ở Tỉnh Xayaburi Bắc Lào

Bản tin đầu tiên người viết nhận được qua 1 text message từ Paris, sau đó tin được đăng tải trên báo Figaro ngày 20.11.2019 lúc 17 giờ 05:  Séisme de magnitude 6,1 au Laos / Trận động đất 6.1 ở Lào. “Một trận động đất 6.1 xảy ra vào  ngày thứ Năm trong vùng tây bắc Lào, gần biên giới Thái Lan, theo tin từ Viện Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ USGS, tâm chấn động đất từ một nơi không sâu, xảy ra lúc 6 giờ 50 sáng giờ địa phương (tức 23 giờ 50 giờ quốc tế ngày thứ Tư 20.11.2019). (6)

Tiếp theo là tin chính thức từ Bộ trưởng Lao động và Phúc lợi Xã hội Lào Khampheng Saysompheng cho biết trong đêm 20 và sáng 21 tháng 11 tại nước này đã xảy ra nhiều rung chấn động đất, trong đó có 2 trận động đất có độ lớn hơn 5. Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Phúc lợi và Phát triển Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 10 tại thủ đô Vientiane, ông Khampheng Saysompheng nêu rõ vào khoảng 4 giờ sáng và 7 giờ sáng ngày 21 tháng11 đã xảy ra hai trận động đất độ lớn lần lượt là 5.9 và 6.1 tại huyện Saysathan, tỉnh Xayaburi, giáp biên giới Thái Lan. Ông Saysompheng nói thêm đây là trận động đất mạnh hiếm có và rất nhiều năm mới xảy ra tại Lào. Trong khi đó, theo thông báo của Cục Khí tượng và Thủy văn Lào, trong đêm 20 và rạng sáng 21 tháng 11, Lào đã ghi nhận 18 đợt rung chấn, trong đó có 2 trận động đất mạnh với độ lớn lần lượt là 5.9 và 6.4. Tâm chấn nằm ở độ sâu khoảng 10 km tại huyện Saysathan, thuộc tỉnh Xayaburi. Hiện chưa có thông tin về thiệt hại do trận động đất gây ra…


Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019

LÀO ‘LẤN TỚI’ VỚI THỦY ĐIỆN LUANG PRABANG VÀ ỨNG PHÓ CHO VIỆT NAM

RFA PHỎNG VẤN BS NGÔ THẾ VINH

Hôm 29.10.2019 Lào bắt đầu cho vận  hành đập thủy điện Xayaburi và tiếp theo sẽ là con đập Don Sahong. Đây là hai đập thủy điện nằm trên dòng chính sông Mekong, đã và đang gây rất nhiều tranh cãi giữa Lào, Thái Lan, Cambodia cũng như Việt Nam ở hạ nguồn Mekong. Nguồn tin đáng chú ý khác từ MRC Ủy Hội Sông Mekong cho thấy Lào đang chuẩn bị tham vấn dự án thủy điện Luang Prabang có công suất 1410 MW, nằm cách thị trấn Luang Prabang khoảng 30 cây số. Nếu không có gì đột biến, đập Luang Prabang được khởi công xây vào tháng  7/ 2020. Một chuyên gia sông Mekong, bác sĩ Ngô Thế Vinh, tác giả  hai cuốn sách ‘Cửu Long Cạn Dòng - Biển Đông Dậy Sóng’ và ‘Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch’, từng có  bài tham luận về dự án Luang Prabang liên quan đến Việt Nam, trình bày sự việc qua bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện.


*

Hình 1: Việt Nam nạn nhân và cũng là tòng phạm. Cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch PetroVietnam Nguyễn Quốc Khánh và Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào  ngày 13/6/2016. Khuôn mặt trí tuệ không phải là Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào, lại càng không phải Chủ tịch PetroVietnam Nguyễn Quốc Khánh, mà là Viraphonh Viravong người đứng thứ hai từ phải; so với các đối tác Việt Nam thì Viravong là một người khổng lồ và cũng là đứa con trí tuệ kiên định về thủy điện của quốc gia Lào. [nguồn: PetroVietnam 2016] (1)

RFA TT 1_ Thưa ông, cách đây 12 năm, tức năm 2007, Việt Nam đã cho phép công ty quốc doanh PVPC / PetroVietnam Power Corporation ký Biên bản Ghi Nhớ MoU với chính phủ Vientiane để đầu tư xây con đập Luang Prabang lớn nhất của Lào. Như vậy có phải Việt Nam tự mâu thuẫn không khi lên tiếng phản đối kế hoạch 9 con đập của Lào trên dòng chính Mekong?  Cũng xin ông giải thích về bài viết mà ông đặt tựa “Với Dự Án Luang Prabang Từ 2007 Việt Nam Đã Quy Hàng Chiến Lược Thủy Điện Lào”?

NGÔ THẾ VINH 1_ Bấy lâu Việt Nam cũng đã từng bày tỏ mối quan tâm đối với những con đập thủy điện dòng chính trên sông Mekong, từ Trung Quốc xuống tới hai quốc gia Lào và Cambodia  do những tác động tiêu cực xuyên biên giới đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chính phủ Việt Nam đã từng kêu gọi Lào “hoãn lại 10 năm” dự án đập Xayaburi và các con đập dòng chính khác. Và gần đây nhất, chính Việt Nam kêu gọi sự quan tâm khai thác các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế cho thủy điện trong lưu vực sông Mekong, điều ấy có thể giúp “bảo vệ và khai thác bền vững nguồn tài nguyên nước sông Mekong, đồng thời tránh được những ảnh hưởng tác hại tiêu cực trên đời sống các cộng đồng cư dân ven sông.”

      Nói thì như vậy, nhưng ngay từ năm 2007, có thể là sớm hơn, Việt Nam đã lập kế hoạch xây nhiều đập thủy điện trên lãnh thổ Lào; trong đó có cả dự án đập Luang Prabang lớn nhất trong số 9 con đập dòng chính trên sông Mekong của Lào với kinh phí lên đến trên 2 tỷ USD, ước tính theo thời giá lúc bấy giờ. Và một Biên bản Ghi nhớ / Memorandum of Understanding (MoU) về Dự án thủy điện Luang Prabang đã được ký kết từ 2007 giữa công ty quốc doanh PVPC / PetroVietnam Power Corporation và chính phủ Lào.

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

VỚI DỰ ÁN LUANG PRABANG TỪ 2007 VIỆT NAM ĐÃ QUY HÀNG CHIẾN LƯỢC THỦY ĐIỆN CỦA LÀO

Với chính phủ Lào thì Biên bản Ghi nhớ – Memorandum of Understanding – năm 2007 về dự án thủy điện Luang Prabang với Việt Nam không thuần chỉ là một “quid pro quo – trao đổi dịch vụ giữa hai bên” nhưng có một ý nghĩa chiến lược lớn lao hơn một con đập rất nhiều: đó là Việt Nam đã bật tín hiệu đèn xanh đối với toàn chuỗi 9 con đập dòng chính trên sông Mekong của Lào. Chính phủ Lào đã rất khôn ngoan hiểu rõ rằng từ nay 2007, trên thực tế – de facto, mọi phản đối của Việt Nam nếu có cũng chỉ là chiếu lệ; và giới am hiểu tình hình lưu vực sông Mekong đã thấy rõ một Hà Nội bị chi phối bởi các nhóm lợi ích, và đã bị khuất phục và quy hàng trước chiến lược thủy điện của Lào. Ngô Thế Vinh     

Gửi tới 20 triệu cư dân ĐBSCL
không được quyền có tiếng nói
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long


NGÔ THẾ VINH

CON DOMINO THỨ NĂM

Ngày 31/07/2019 chính phủ Lào chính thức gửi hồ sơ tới Ủy Hội Sông Mekong / MRC về dự án xây con đập dòng chính Luang Prabang với yêu cầu tiến hành thủ tục PNPCAba giai đoạn: (1) Thủ tục Thông báo / Procedures for Notification, (2) Tham vấn trước / Prior Consultation, (3) Chuẩn thuận / Agreement.  Thay vì ra thông báo ngay, MRC đã trì hoãn 7 tuần lễ sau mới đưa ra thông cáo báo chí về sự kiện này. Đến ngày 25/09/2019, MRC đã bào chữa cho quyết định im lặng 7 tuần lễ với lý do: “Thông báo của Lào gửi tới chưa đầy đủ để có thể tiếp cận với phần tổng quan của dự án / project overview và lộ trình tham khảo / roadmap for consultation, giúp quần chúng hiểu tốt hơn về dự án và tiến trình tham vấn.” Cũng vẫn ban Thư ký MRC giải thích tiếp, “Học được từ kinh nghiệm, lần này chúng tôi có kế hoạch thông báo chính thức khi có đủ những tài liệu cần thiết để quần chúng và các bên liên quan / stakeholders có thể khảo sát và đóng góp ý kiến cho tiến trình tham vấn thêm ý nghĩa.  Chúng tôi sẽ duy trì cùng mức độ cởi mở và minh bạch / transparency trong suốt tiến trình tham vấn.” (2)

Hình 1: Luang Prabang, con Domino thứ 5, cũng là con đập dòng chính sông Mekong lớn nhất của Lào và điều rất nghịch lý: do công ty quốc doanh PetroVietnam Power Corporation của Việt Nam là chủ đầu tư. Với 11 con đập dòng chính trên sông Lancang-Mekong thượng nguồn, Trung Quốc đã lưu trữ 40 tỉ mét khối nước, sản xuất 21300 MW điện; riêng Lào cũng lưu trữ 30 tỉ mét khối nước hàng năm và đang thực hiện giấc mơ trở thành “Bình điện Đông Nam Á / S.E. Asia’s Battery” bất chấp hậu quả môi sinh xuyên biên giới ra sao với hai quốc gia hạ nguồn là Cambodia và Việt Nam. [nguồn: Michael Buckley, cập nhật 2019 do Ngô Thế Vinh bổ sung.]


Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

MỘT JIM WEBB KHÁC TRÊN LƯU VỰC SÔNG MEKONG

Gửi cựu TNS Jim Webb
& Nhóm Bạn Cửu Long

NGÔ THẾ VINH

DẪN NHẬP: Cho dù tên tuổi TNS Jim Webb đang được sôi nổi nhắc tới qua sự kiện lễ vinh danh và an táng 81 bộ hài cốt các tử sĩ Nhảy Dù VNCH vào 26/10/2019 sắp tới – cũng là ngày Quốc Khánh của nền Đệ Nhất Cộng Hòa VN – nhưng với người viết thì Jim Webb còn là một khuôn mặt nổi bật trong giới lập pháp Hoa Kỳ từ hơn một thập niên trước, như một advocate có tiếng nói mạnh mẽ bảo vệ con sông Mekong và cư dân lưu vực: “Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới có một cam kết chiến lược và nghĩa vụ tinh thần nhằm bảo vệ sức khỏe và an sinh của cư dân sống phụ thuộc vào con sông Mekong với nguồn tài nguyên và nếp sống của họ.”Senator Jim Webb’s Press Releases 12/ 08/ 2011


Hình 1: Thủ Tướng Hun Sen – người luôn luôn ủng hộ các dự án đập Trung Quốc trên sông Mekong, đang tiếp Thượng Nghị Sĩ Jim Webb ngày 19/ 08/ 2009 trong chuyến du hành qua 5 quốc gia Đông Nam Á để khảo sát các dự án phát triển sông Mekong và các phương thức sử dụng nước xuyên lưu vực. [nguồn: Office of Senator Jim Webb]

TỪ  SỰ KIỆN 81 TỬ SĨ NHẢY DÙ VNCH 54 NĂM SAU

Hôm 14 Tháng Chín, 2019, là một ngày đáng ghi nhớ cho người Việt khi cựu Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, đã gửi một thư ngỏ tới cộng đồng người Việt hải ngoại mời tham dự lễ an táng di hài của 81 chiến sĩ Nhẩy Dù Quân Lực VNCH. TNS Webb viết:

“Tôi muốn chia sẻ với quý bạn bản tin được đăng trong phiên bản điện tử báo  USA Today vào ngày Thứ Sáu, 13 Tháng Chín, 2019, và trong bản báo in cuối tuần. Đây là lần đầu tiên chúng tôi xác định công khai ngày di chuyển hài cốt của các tử sĩ  QLVNCH từ Hawaii về California. Như nhiều bạn đã biết, điều quan trọng đối với chúng tôi là giải quyết toàn bộ những thủ tục pháp lý trước khi thực hiện lễ truy điệu tử sĩ.

Nghi lễ sẽ cử hành tại Westminster, California vào sáng ngày Thứ Bảy, 26 Tháng Mười 2019; chúng tôi hy vọng sẽ được gặp một số quý bạn tại đó.

Tôi cũng kèm theo đây một bức ảnh do Đại Tá Gino Castagnetti hỗ trợ một binh sĩ Không Quân di quan từ căn cứ Không Quân March đêm qua. Di hài của những người lính VNCH này, hiện đang ở California, chặng cuối của cuộc hành trình.


Hình 2: Đại tá TQLC Gino Castagnetti [thứ hai từ trái] đang cùng một nhân viên phi hành đoàn khiêng thùng hài cốt của 81 tử sĩ Nhảy Dù VNCH lên chuyến bay từ căn cứ không quân March, Hawaii sang California như trạm dừng chân cuối cùng trong cuộc hành trình dài 54 năm của họ.
Tôi vô cùng biết ơn tất cả những người đã đóng góp cho nỗ lực của chúng tôi và xin thông báo là Hội Lost Soldiers Foundation đã có sự chấp thuận hoàn toàn của IRS với tư cách là một tổ chức từ thiện. Thật là tuyệt vời! Jim Webb

http://www.jameswebb.com/articles/lost-soldiers-foundation-a-message-from-jim-webb

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

VIETNAM IS SUFFERING A STRATEGIC SETBACK AT THE MEKONG RIVER BATTLEFRONT

To The Friends of the Mekong
NGÔ THẾ VINH, M.D.


INTRODUCTION:

      It has been 62 years since the United Nations gave birth to the Mekong River Committee [1957] and 24 years since the establishment of the Mekong River Commission [1995]. Up to the current year 2019, Beijing has completed the construction of 11 hydro-electric mega-dams (6,7) across the main current of the Lancang Jiang, the Chinese name of the Mekong River that meanders within its national boundary. Altogether, those dams account for a combined output of up to 21,300 MW. Still, that country is in the process of constructing 19 additional ones. Besides her existing dams straddling the Mekong’s tributaries; Thailand is considering a plan to divert water from the Mekong. Meanwhile, Laos and Cambodia are contemplating 12 dam-building projects over the mainstream of the Lower Mekong. Moreover, there are hundreds of tributary dams that were either already in operation or under construction all over the Mekong River Basin including the Central Highlands of Vietnam.

      With the two largest dams Nuozhado (5,850MW) and Xiaowan (4,200 MW) already in full production, we can say that, as a whole, China has achieved  successfully the main objective of her hydro electricity program for the series of the Lancang-Mekong Cascades in Tibet-Yunnan. As a result, 40 billion m3 of water are contained in the dam reservoirs equivalent to over 50% of the China’s contributionto the  average annual river flow of the  Mekong and 90% of the alluvium are likewise retained - enough for China to gain the life and death say-so over the entire Mekong River Basin.

      All signs indicate that the constructions of hydro-power dams along the entire Lancang-Mekong’s current are forging ahead relentlessly. Taking into consideration the 11 hydro dams of the Mekong Cascades in Yunnan and the 4 spanning the Mekong mainstream in Laos: the Xayaburi Dam and the Don Sahong Dam completed in 2019, Pak Beng and Pak Lay Dams under construction, it is unavoidable that the countries in the Lower Mekong are turned into unfortunate victims of those dams’ immediate impacts:

       1/ Northern Thailand, last July: facing the disastrous situation when a section of the Mekong was drying up, its fish dying, rice fields turning parched, the Prime Minister of Thailand was forced to issue an appeal to China to release the water from the Jinghong Dam. He also requested Laos to temporarily put to a halt the operation of its Xayaburi Dam. It is interesting to note that Thailand remains the major consumer of the electricity generated by those two dams. (4)

      2/ The water level of the Tonle Sap Lake, the beating Heart of Cambodia, dropped to its lowest mark. At some places, the river showed its bed even though it was then well past the midpoint of the rainy season.Due to the weak Mekong flood pulse, the Tonle Sap River failed to reverse the flow of its current into the Tonle Sap Lake. Consequently, each year, the Cambodian people may no longer celebrate the traditional Water Festival Bon Om Tuk at the Quatre Bras in Phnom Penh.

       3/ The Mekong Delta: in the current year 2019, from July to the end of August, the water originating from upstream the Mekong River proved to be so inadequate, that it caused the water at Tân Châu andChâu Đốc to drop to an extremely low level breaking the record lowest level of the 2016 drought. Not only were fishermen deprived of their fish season but farmers also could not expect to have enough water for the coming harvest. Besides, they had to suffer a double whammy: the absence of a sufficiently strong flow of fresh water emanating from the Mekong and then also from the Tonle Sap Lake will aggravate the threat of salinization that is making deeper intrusion into the delta region. (5)

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

VIỆT NAM THẤT THỦ CHIẾN LƯỢC TRÊN ĐỊA BÀN SÔNG MEKONG

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
NGÔ THẾ VINH

DẪN NHẬP:

Vậy mà đã 62 năm kể từ khi Liên Hiệp Quốc khai sinh Ủy Ban Sông Mekong [1957] và cũng đã 24 năm từ ngày thành lập Ủy Hội Sông Mekong[1995]. Tính đến nay 2019, Bắc Kinh đã xây xong 11 con đập thủy điện khổng lồ / mega-dams (6,7) chắn ngang dòng chính sông Lancang Jiang, tên Trung Quốc của con Sông Mekong chảy trong lãnh thổ TQ với lượng điện sản xuất đã lên tới 21,300 MW và TQ vẫn đang tiếp tục xây thêm 19 con đập khác; Thái Lan ngoài các con đập phụ lưu, còn có kế hoạch chuyển dòng lấy nước từ sông Mekong, và nay hai nước Lào và Cambodia còn có thêm dự án 12 đập dòng chính hạ lưu. Ngoài ra còn hàng trăm con đập phụ lưu đã và đang xây trên khắp lưu vực Sông Mekong, kể cả trên Cao nguyên Trung phần Việt Nam.

Khi mà hai con đập lớn nhất Nọa Trác Độ / Nuozhado 5,850 MW và Tiểu Loan / Xiaowan 4,200 MW đã hoạt động phát điện toàn công xuất, có thể nói về tổng thể Trung Quốc đã hoàn tất phần lớn nhất kế hoạch thủy điện bậc thềm Vân Nam với 40 tỉ mét khối nước dự trữ trong các hồ chứa, tích luỹ trên 50% lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm và chặn 90% phù sa từ thượng nguồn, đủ cho TQ nắm quyền sinh sát toàn lưu vực sông Mekong.

Không hề có dấu hiệu nào các dự án xây đập thủy điện trên suốt dọc chiều dài sông Lancang-Mekong sẽ chậm lại. Với 11 con đập Vân Nam, nay thêm 4 con đập dòng chính ở Lào: đập Xayaburi và Don Sahong đã hoàn tất (2019), đâp Pak Beng và Pak Lay đang triển khai, các quốc gia trong lưu vực dưới Sông Mekong đang phải hứng chịu những hậu quả nhãn tiền:

1/ Bắc Thái Lan, Tháng 7 vừa qua, do khúc sông Mekong cạn dòng với cá chết, đồng lúa khô cháy, Thủ Tướng Thái Lan phải kêu gọi TQ cứu nguy xả nước từ con đập Cảnh Hồng, Thái cũng yêu cầu Lào tạm ngưng hoạt động phát điện từ con đập Xayaburi; mà cũng Thái Lan là khánh hàng chính mua điện từ cả hai con đập này. (4)

2/ Biển Hồ trái tim của Cambodia mực nước xuống thấp nhất, có nơi trơ đáy cho dù đã quá giữa mùa mưa; do mất nhịp đập của lũ / Mekong flood pulse, con sông Tonle Sap không thể đổi chiều, đưa nước chảy ngược lên Biển Hồ, như vậy có thể sẽ không còn Lễ hội Nước Bon Om Tuk truyền thống hàng năm nơi Quatre Bras, Phnom Penh.

3/ Đồng Bằng Sông Cửu Long, năm nay 2019 cho đến tháng 7 qua cuối tháng 8 nước lũ thượng nguồn đổ về vẫn quá ít, mực nước ở Tân Châu và Châu Đốc xuống cực thấp – phá cả kỷ lục thấp nhất của năm hạn hán 2016, không chỉ ngư dân mất nguồn cá mà nông dân thì thấy trước không có đủ nước cho vụ lúa sắp tới và còn phải hứng chịu thêm một thảm họa kép: do không có sức đẩy của nguồn nước ngọt thượng nguồn, nạn nhiễm mặn sẽ trầm trọng hơn và đang lấn sâu hơn nữa vào vùng châu thổ. (5)

Câu hỏi khẩn thiết đặt ra là: 70 triệu cư dân trong Lưu vực Sông Mekong và ngót 20 triệu dân vùng ĐBSCL sẽ phải làm gì để thích nghi và sống còn, trước khi tình thế không thể đảo nghịch?

Ủy Hội Sông Mekong / MRC bao gồm Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam trong ngót một phần tư thế kỷ qua đã chứng tỏ vô hiệu, nếu không muốn nói là gián tiếp đồng lõa cho các dự án đập thủy điện hiện nay. Chính Việt Nam cũng xây các đập thủy điện trên các phụ lưu Sông Mekong, cũng là khách hàng quan trọng mua thủy điện của Lào và Cambodia và cả đầu tư góp vốn cho các dự án xây đập của hai quốc gia này…

BS Ngô Thế Vinh, tác giả cuốn CLCD BĐDS xuất bản từ năm 2000, cùng với nhóm Bạn Cửu Long, từng theo dõi và lên tiếng báo động liên tục về một Lưu Vực Sông Mekong và ĐBSCL trước nguy cơ. (1) Và đây là một bài viết cập nhật tháng 8, 2019, với một nhận định khá bi đát là: Việt Nam đã bị thất thủ chiến lược trên địa bàn Sông Mekong – và ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ bị tan rã. Việt Ecology Foundation


Thứ Năm, 1 tháng 8, 2019

Y Sĩ Tiền Tuyến Nghiêm Sỹ Tuấn


Tuyển Tập Nghiêm Sỹ Tuấn do Tập San Y Sĩ Canada và Việt Ecology Press xuất bản lần thứ nhất từ 30.04.2019 tuy chỉ mới hơn 3 tháng; nhưng khi nhận được yêu cầu của một số độc giả từ Việt Nam mong có sách để đọc, nghĩ rằng với tình hình sách báo trong nước như hiện nay, chỉ có một “lề phải”, sách không thể in ở Việt Nam hoặc gửi về, nên ở lần tái bản này, có thêm một phiên bản sách điện tử động/ flipbook Tuyển Tập Nghiêm Sỹ Tuấn để các bạn thanh niên sinh viên trong nước  có thể dễ dàng truy cập, tải xuống và đọc hoàn toàn miễn phí. 

https://vietecologypress.blogspot.com/2019/07/y-si-tien-tuyen-nghiem-sy-tuan.html . Đó cũng là điều mà trước đây chúng tôi đã làm với hai cuốn sách: Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch. Riêng sách in vẫn được phát hành trên www.amazon.com và các hiệu sách, ISBN: 978-1927781616, 456 trang, khổ 6 x 9, Bạn có thể mua sách ở đây

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Tạp Ghi:
TỪ MEKONG RA BIỂN ĐÔNG, BAO GIỜ CHO TỚI THÁNG MƯỜI ?

Tuần báo Việt Tide số tháng 4-2007 có bài Tạp Ghi về các vấn đề thời sự trong tháng của Hà Đa Sự, là một bút hiệu kháccủa nhà văn Nhật Tuấn dùng cho các bài viết ở hải ngoại, khi ấy ông vẫn còn sống ở trong nước. Sau đây là trích đoạn phần có liên quan tới Sông MekongBiển Đông, trong mối tương quan lịch sử “môi hở răng lạnh” giữa Việt Nam và Trung Quốc.Cuốn Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng của Ngô Thế Vinh và bộ phim Mekong Ký Sự của đạo diễn Phạm Khắc cũng được nhắc tới trong bài viết… Nay nhân hai sự kiện: (1) Trận “hạn hán thế kỷ” đang diễn ra trong lưu vực Sông Mekong do chuỗi các con đập bậc thềm khổng lồ Vân Nam của Trung Quốc, và rồi (2) Bắc Kinh mới đây lại ngang nhiên đưa tàu Hải Dương 8 đến Bãi Tư Chính của Việt Nam đầu tháng 07-2019 để thăm dò dầu khí, cùng đi với hai chiến hạm có cả trực thăng và pháo để hộ tống; Trung Quốc một lần nữa đã lại trắng trợn vi phạm vùng lãnh hải trên thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng tôi cho đăng lại bài viết của nhà văn Nhật Tuấn tuy cách đây cũng đã 12 năm nhưng vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự, như một “ôn cố tri tân” để thấy rằng chính sách bành trướng của Bắc Kinh xâm lấn Việt Nam trước sau vẫn không hề thay đổi. Bài viết với tiêu đề và lời dẫn do nhà văn Ngô Thế Vinh gửi. 
*

      Ngày 11 tháng Tư năm 2007, tường thuật chuyến thăm Trung Quốc của phái đoàn Quốc hội Việt Nam, báo chí trong nước vui mừng chạy tít lớn: "Chưa bao giờ quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung tốt như hiện nay."

Nào là góp phần tích cực, thúc đẩy quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới... tiếp tục vun đắp cho tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước theo phương châm 16 chữ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và 4 tốt "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".

      Ngoài mặt hân hoan vậy, nhưng mỉa mai thay, đúng vào ngày này, Trung Quốc phản đối Việt Nam phân lô, gọi thầu và hợp tác với Tập đoàn dầu khí BP của Anh xây dựng đường ống khí đốt ở Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cảnh cáo "Việt Nam áp dụng hàng loạt hành động mới trên quần đảo Nam Sa đã đi ngược với nhận thức chung quan trọng về các vấn đề trên biển mà hai bên đã đạt được và đây là hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ cũng như chủ quyền và quyền cai quản của Trung Quốc. Trung Quốc bày tỏ hết sức quan tâm việc này và đã giao thiệp nghiêm khắc với Việt Nam".

MỘT CUỐN SÁCH


Đọc xong cuốn sách về một con người đã chết cách đây hơn nửa thế kỷ khi còn đương xuân, đương ở những năm tháng tiềm năng nhất về sức lực và trí lực, tự tôi dằn lòng nở một nụ cười lớn hạnh phúc cho riêng tôi.

Trầm mặc, bùi ngùi, thương xót, đau khổ, nhỏ lệ là một phản xạ nhân bản, hoặc, tệ hơn, một biểu hiện bề ngoài, rất đỗi tự nhiên của con người trước cái chết của con người. Cái tự nhiên đó dường như đã khiến chúng ta quên mất một điều, đối với con người sự hệ trọng nhất không phải sống hay chết mà là đã sống ra sao và được chết như thế nào. “đã sống ra sao” là sự nỗ lực hay thiếu nỗ lực để sống cho xứng với tên gọi Con Người. “Được chết như thế nào” là “tử bất kỳ”, là điều không phụ thuộc vào ý muốn của chúng ta. Nhưng tư thế của người chết, tinh thần của người chết, bi tráng, lẫm liệt hay vật vã, bi lụy, luôn luôn khiến những kẻ đang sống phải suy nghĩ. Một con người có tầm vóc hiếm có, chỉ được sống một cuộc sống ngắn ngủi so với tha nhân, đã luôn trăn trở, nỗ lực, chịu đựng trong âm thầm cho tới tận lúc chết để bước và vươn cao hơn trên những bậc thang về cả trí tuệ lẫn nhân phẩm, được biết một Con Người như thế trong một cuộc đời còn nhiều ô trọc tại sao ta không hạnh phúc?

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

Bác Sĩ Nguyễn Đức An
Phỏng vấn Nhà văn Ngô Thế Vinh
VỀ TUYỂN TẬP Y SĨ TIỀN TUYẾN NGHIÊM SỸ TUẤN NGƯỜI ĐI TÌM MÙA XUÂN


Hình 1: Tuyển Tập Y Sĩ Tiền Tuyến Nghiêm Sỹ Tuấn, Người Đi Tìm Mùa Xuân; Tập San Y Sĩ VN Canada và Việt Ecology Press xuất bản 2019

I- Sơ lược về nhà văn Ngô Thế Vinh: Sinh năm 1941 tại Thanh Hóa, nguyên quán Hà Nội. Tiểu học Hàng Than Hà Nội, Trung học Quốc Học Huế, Chu Văn An Sài Gòn. Tốt nghiệp Y Khoa Sài Gòn 1968, Y sĩ trưởng Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù. Y Khoa Phục Hồi San Francisco 1972. Tù cải tạo 1975-1979. Tới Mỹ 1983. Tốt nghiệp Nội Khoa Hoa Kỳ. Làm báo Sinh viên Tình Thương, viết văn. Tác phẩm: Vòng Đai Xanh (1971), Mặt Trận ở Sài Gòn (1996), Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000), Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). 

II- Phỏng vấn :

NGUYỄN ĐỨC AN / NĐA 1_ Biên khảo là một công việc khó khăn, cần kiến thức, vô tư và làm việc theo phương pháp khoa học. Anh đã "Đi vào hành trình Biên khảo" từ năm, tháng nào?

NGÔ THẾ VINH / NTV 1_  Tôi không phải là một nhà biên khảo theo ý nghĩa kinh điển của từ ngữ này. Tôi làm báo Tình Thương từ thời sinh viên và viết văn. Khi làm báo, và cả sau này viết bài có một chủ đề, ngoài vốn sống, tôi đều trải qua giai đoạn đi tìm tư liệu, rồi đọc và viết. Khi viết, tôi tâm niệm là “có thể viết thiếu nhưng không viết sai” vì đó là mức khả tín của bài viết và người  viết. 

NĐA 2_ Anh có nhiều "Bạn Tấm Cám" trong và ngoài y giới, con số có thể lên tới ngoài 20 vị, mà Nghiêm Sỹ Tuấn là một. Trong tương lai gần hay xa, Anh  có dự tính xây dựng một Tuyển tập khác, cho " Người Bạn Tấm Cám khác ", sau Tuyển Tập Nghiêm Sỹ Tuấn.

NTV 2_  Trước Tuyển Tập Nghiêm Sỹ Tuấn, đã có một Tuyển Tập khác: “Chân Dung Văn Học Nghệ Thuật và Văn Hoá” (Nxb Viet Ecology Press 2017), ngoài những văn nghệ sĩ mà tôi quen biết, còn có các chân dung văn hoá lớn như giáo sư Phạm Biểu Tâm, giáo sư Phạm Hoàng Hộ… và mới đây giáo sư Trần Ngọc Ninh, là các bậc thầy của thế hệ chúng ta, không thể coi là  "Bạn Tấm Cám" nhưng với tất cả, người viết đã được sống trong cùng một thời đại, có một không gian chung để cảm thông và chia xẻ…


Hình 2: Tuyển Tập “Chân Dung Văn Học Nghệ Thuật và Văn Hoá”, mẫu bìa Hoàng Ngọc Biên, Việt Ecology Press xuất bản 2007

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2019

NGHIÊM SỸ TUẤN CÁNH ÉN MÙA XUÂN

Y sĩ Trung úy Ngô Thế Vinh 1969

Ngô Thế Vinh, sinh năm 1941, Thanh Hóa, nguyên quán Hà Nội, di cư 1954, trung học Quốc Học Huế, Chu Văn An Sài Gòn. Tốt nghiệp Y Khoa Sài Gòn 1968. Chủ bút báo SVYK Tình Thương. Y sĩ trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, Y Khoa Phục Hồi Letterman General Hospital San Francisco 1972, Trường Quân Y. Tù cải tạo từ 1975 tới 1979, định cư ở Mỹ 1983, tốt nghiệp Nội Khoa các BV Đại học New York. Bác sĩ điều trị và giảng huấn tại Bệnh viện Nam California. Tác phẩm: Vòng Đai Xanh 1971, Mặt Trận ở Sài Gòn 1996, Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng 2000, Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch 2007.   


*

Dẫn nhập – Chiến tranh, không phải là chấp nhận hiểm nguy, không phải là chấp nhận giao tranh. Ở một thời khắc nào đó, với người chiến binh, là sự chấp nhận thuần túy và giản đơn cái chết. La guerre, ce n’est pas l’acceptation du risque, ce n’est pas l’acceptation du combat. C’est à certaines heures, pour le combattant, l’acceptation pure et simple de la mort.A. de Saint-Exupery (Pilote de guerre)

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

NGHĨ TỚI MỘT BỆNH VIỆN MANG TÊN NGHIÊM SỸ TUẤN




Vũ Khắc Niệm, sinh năm 1936 tại Thái Bình,  di cư vào Nam 1954, Trung học Nguyễn Trãi Hà Nội, Chu Văn An Sài Gòn, tốt nghiệp Y Khoa Đại học Sài Gòn 1964. Y sĩ trưởng Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù, Y sĩ trưởng Bệnh Viện Đỗ Vinh,  Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Quân Y kiêm Y sĩ trưởng Sư Đoàn Nhảy Dù. Tốt nghiệp lớp Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp. Về Trường Quân Y 1974. Cấp bực cuối cùng Trung Tá. Di tản khỏi Việt Nam sau 1975, định cư và trở lại hành nghề Y khoa ở Dallas, Texas Hoa Kỳ.
*

Khi nhận được điện thư của BS Ngô Thế Vinh vài tháng trước đây hỏi tài liệu về một đồng nghiệp và đồng đội trong Quân Y Nhảy Dù hy sinh cách đây cũng đã 50 năm khi làm Y Sĩ Trưởng Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù: Bác sĩ Nghiêm Sỹ Tuấn, tôi đã vô cùng bối rối vì tôi không có gì để gửi cho Vinh cả, ngoại trừ một tấm hình đã cũ do Lê Văn Châu gửi cho khi tôi toan tính làm một Tập San Quân Y Nhảy Dù nhiều năm trước đây.

Tôi không được hân hạnh biết Ngô Thế Vinh nhiều cho đến khi về Trường Quân Y trong những ngày cuối của cuộc chiến. Biết rõ tính nghiêm túc của Vinh, tôi đành thú thực là tôi đã không giúp gì được cho công việc của Vinh và các bạn đang muốn ghi lại cuộc đời đặc biệt của một con người đặc biệt Nghiêm Sỹ Tuấn.

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

THÔNG CÁO BÁO CHÍ




Y sĩ Tiền Tuyến Nghiêm Sỹ Tuấn
Người Đi Tìm Mùa Xuân

Ngô Thế Vinh Chủ biên và 15 Tác giả
Phát hành tháng 5, 2019

Nghiêm Sỹ Tuấn là một trí thức,một kẻ sĩ dấn thân, một quân nhân gương mẫu, Anh là hình ảnh tuyệt đẹp của phục vụ và hy sinh. Anh chết quá trẻ trên trận địa Khe Sanh ở tuổi 31, thời gian của tích lũy và đi tìm vốn sống. Kiến thức và vốn sống đó chưa có thời gian để đơm hoa kết trái, những trang viết của Nghiêm Sỹ Tuấn chỉ mới là những bản nháp, anh chưa có tác phẩm lớn nhưng cuộc sống anh đã là một tác phẩm lớn cống hiến cho đời. Mang vóc dáng của một thư sinh nhưng Anh rất mạnh mẽ. Anh là một tượng đài đơn độc và cũng là một biểu tượng tuyệt đẹp trong suốt cuộc Chiến Tranh Việt Nam.Cuốn sách này ra đời muộn màng hơn nửa thế kỷ sau ngày Anh mất, không thuần chỉ là một tưởng niệm người Y Sĩ Tiền Tuyến Nghiêm Sỹ Tuấn, nhưng còn là một thông điệp với tầm nhìn xa của Nghiêm Sỹ Tuấn để lại cho các thế hệ mai sau, tiếp bước Anh đi Tìm Mùa Xuân cho Dân tộc.  

Nxb Tập San Y Sĩ Canada & Việt Ecology Press
ISBN: 978-1927781616
Sách khổ 6 x 9, 448 trang, giá 29 $US
www.amazon.com, tsys@videotron.ca
CP 117 Snowdon, Montréal, PQ H3X 3T3
và các hiệu sách

PRESS RELEASE


Nghiêm Sỹ Tuấn - Front-line Physician
In search of Eternal Springtime

NgôThế Vinh Editor in Chief and 15 other Contributors
Date of Publication mid-May, 2019

Nghiêm Sỹ Tuấn is a perfect gentleman, a committedintellectual, an exemplarymilitary man. In him we find the absolute embodiment of Duty and Sacrifice.He bid farewell to arms during the celebrated battle of Khe Sanh, at the too premature age of 31, a time normally reserved for experimenting and living. Taken away from us while still in his prime, his life lacked the time to come to a full bloom while his writings remained preliminary drafts not yet turned into great literary works. Nevertheless, the existence he led, in itself, is already a monument dedicated to the celebration of life. In appearance he may impress you asa young student but deep inside hides a character forged with steelIn Nghiêm Sỹ Tuấn, we see a unique tribute to and the perfect commemoration of the Vietnam War. This book, though more than half a century late in the making after his passing, represents not merely a memorial to the life of the front-life physician Nghiêm Sỹ Tuấn, but also a clear clarion announcing a farsighted vision to future generations to follow in his footsteps in search of the Eternal Springtime for his people

Publisher Tập San Y Sĩ Canada & Việt Ecology Press<
ISBN: 978-1927781616
Format: 6 x 9, 448 pages, price: 29 $US
www.amazon.com, tsys@videotron.ca
CP 117 Snowdon, Montréal, PQ H3X 3T3
and bookstores

COMMUNIQUÉ DE PRESSE


Nghiêm Sỹ Tuấn médecin militaire de première ligne
À la recherche du printemps éternel 

Ngô Thế Vinh, éditeur en chef et 15 autres collaborateurs
Date de publication: Mi-Mai 2019

En entier, Nghiêm Sỹ Tuấn est un gentilhomme parfait,un intellectuel engagé et un médecin militaire exemplaire. Il représente la parfaite incarnation du Devoir et du Sacrifice. Sa mort prématurée dans la Bataille de Khe Sanh à l'âge de 31 ans, survient dans la période de l'existence humaine normalement consacrée à explorer et à accumuler les expériences de la vie et bien qu'à ce stage, sa vie intellectuelle n'a pas encore atteint sa pleine floraison – la plupart de ses écrits encore sous formes de brouillons et d'ébauches – neanmoins la manière dont il vivait sa vie est son magnum opus et sa contribution au monde. Pour ceux qui l'ont connu, NST est un homme de caractère en qui réside une volonté de fer sous une apparence physique délicate d'un étudiant. NST en lui même représente un mémorial vivant et un symbole éclatant de la Guerre du Viêt Nam. Cet ouvrage arrivé tardivement plus d'un demi-siècle après sa mort n'est pas seulement un oeuvre dédié à sa mémoire mais il renferme un message d'outre-tombe que NST veut transmettre aux générations futures, les exhortant à suivre ses pas pour rechercher le Printemps Éternel et le ramener au Peuple vietnamien.

Publisher Tập San Y Sĩ Canada & Việt Ecology Press
ISBN: 978-1927781616
Format: 6 x 9, 448 pages, price: 29 $US
www.amazon.com, tsys@videotron.ca
CP 117 Snowdon, Montréal, PQ H3X 3T3
and bookstores

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

NHÀ THỜ ĐỨC MẸ LA VANG LÊ NGỌC HUỆ VỚI QUẦN THỂ TƯỢNG MƯỜI LĂM SỰ MẦU NHIỆM MÂN CÔI



Hình 1: Linh Đài với Ba Cây Đa cao 20 mét tượng trưng cho Ba Ngôi được dựng nơi Đức Mẹ đã hiện ra, vớitượng Đức Mẹ bồng Chúa Hài Đồng. Có người cho rằng đây là tác phẩm của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ nhưng chi tiết khắc trên đá nơi sau chân tượng gốc ghi là của Điêu khắc gia Nguyễn Văn Thế, ông cũng là tác giả công trình tượng đài Hai Bà Trưng Công Viên Mê Linh Sài Gòn, đã bị phá sập sau biến cố 1963.(5)

PHAN NHẬT NAM VỀ LA VANG VỚI NGÔ THẾ VINH

Con Đường Buồn Tênh / Street Without Joy, Dọc đường số 1, Đại Lộ Kinh Hoàng, Con Sông Bến Hải, Cây Cầu Hiền Lương, ngược về quá khứ, qua hai cuộc chiến tranh Việt Pháp, Quốc Cộng Nam Bắc, ngược dòng thời gian xuyên suốt con đường lịch sử đầy xác chết, đẫm máu và nước mắt, bằng cách này hay cách khác, thế hệ tuổi trẻ chúng tôi trong chiến tranh hay hoà bình cũng đã hơn một lần đi qua và chẳng thể nào quên.

Và trong chuyến đi này, Phan Nhật Nam cũng đã đến La Vang với tôi qua một hồi  cảnh / flashback với hồi chuông báo tử hay sám hối / For Whom The Bell Tolls, với lời ai điếu hay cả lời nguyền… Những hồi chuông từ nơi tháp cổ mang đầy thương tích ấy vẫn như còn ngân và vang xa, vươn xa tới 9 cây số của Đại Lộ Kinh Hoàng để xoa dịu vỗ về và là nguồn an ủi cho linh hồn của vô số những ngưởi dân lành đã chết oan khiên trong Mùa Hẻ Đỏ Lửa 1972…

Ngày đầu tháng7, 1972… Anh đang ở trên Quốc lộ 1 cây số 9 từ Quảng Trị kế đến, vùng thôn Mai Đẳng, xã Giáp Hậu, quận Hải Lăng cảnh tượng trước mặt, chỉ có thể im lặng, chỉ có thể nghiến răng, bặm môi, dù răng vỡ, môi chảy máu tươi, mắt mờ nhạt. Không biết gì khi thân thể đang sụp xuống, co quắp, luống cuống với cảnh tượng tàn khốc trước mặt. Trời ơi! Hình như có tiếng kêu mơ hồ dội ngược trong ngực, sâu trong cổ họng, nơi óc não, hay chỉ là ảo giác khi mất hết khả năng kiểm soát. Anh không là người đang sống, vì sống là sống cùng với người sống, chia xẻ vui buồn, đau đớn lo âu với người sống. Nhưng bây giờ chung quanh, trước mặt chỉ còn một cảnh tượng, một vũng lầy – Chết. Chỉ Sự chết bao trùm vây chặt, che kín, chụp xuống…

Sự Chết trên 9 cây số đường này là 9 cây số trời chết, đất chết, chết trên mỗi hạt cát, chết trên đầu ngọn lá, chết vương vãi từng mảnh thịt, chết từng cụm xương sống, khúc  xương sườn, chết lăn lóc đầu lâu, chết rã rời từng bàn tay cong cong đen đúa…