Thứ Hai, 9 tháng 12, 2024

TẢN MẠN VỚI ChatGPT / AI BÊN TÁCH TRÀ CUỐI TUẦN

ChatGPT can make mistakes. Check important Info. 
ChatGPT có thể mắc lỗi. Kiểm tra thông tin quan trọng.


NGÔ THẾ VINH

A Certain Smile _ Thay cho một
Thiệp Chúc Mừng Sinh Nhật Quan Nghè Nguyễn Duy Chính

 KHÔNG HỌC Y KHOA NỮA: TS NGUYỄN DUY CHÍNH, Little Saigon, California  21.11.2024: Là một nhà sử học Việt Nam nghiêm túc, các trang viết của Anh ND Chính bao giờ cũng là một nỗ lực đi từ nguồn tài liệu gốc từ kho sử liệu Trung Hoa, do Anh rất giỏi chữ Hán – mà Anh tự học, nên Anh có thể đáp ứng được yêu cầu nghiêm khắc này. Và rồi nhân đọc một bài viết trên mạng, nói tới vai trò quan trọng bất ngờ của AI/ ChatGPT trong Y khoa, Anh ND Chính đã viết cho tôi và các Bạn – dĩ nhiên, ai cũng biết đó là một câu nói đùa, với một tiêu đề diễu cợt:

Thất nghiệp đến nơi rồi… Hãy học AI chứ đừng học Y khoa nữa. 

Bác sĩ và ChatGPT cùng chẩn đoán bệnh, kết quả khiến nhóm nghiên cứu bất ngờ

 

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2024

FUNAN TECHO CANAL, AFTER THE EARTHQUAKE 08.05.2024, THE END OF A BEGINNING, THERE IS STILL TIME DEMANDING JUSTICE FOR 20 MILLION INHABITANTS OF THE MEKONG DELTA

To the 20 million inhabitants of the Mekong Delta who are deprived of their voice

To the Friends of the Mekong Group

NGO THE VINH

Figure 1: Funan Techo Canal groundbreaking ceremony is full of flags of Cambodia  in the small village of Prek Takeo, Kien Svay district, Kandal province on August 5, 2024, which is also Hun Sen's birthday, chaired by his son, now Prime Minister Hun Manet; in front of the factory area is a huge Khmer slogan: "We support Funan Techo Canal", this is the starting point of the 20 km long canal (1), taking water from the Lower Mekong River, the headwaters of the Tien River before flowing into the Mekong Delta, Vietnam.[Source: Khmer Times 05.08.2024]

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2024

KÊNH FUNAN TECHO, SAU ĐỊA CHẤN 05.08.2024 KẾT THÚC MỘT KHỞI ĐẦU, VẪN CÒN THỜI GIAN ĐÒI CÔNG LÝ CHO 20 TRIỆU CƯ DÂN ĐBSCL

Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL bấy lâu
không được quyền cất tiếng nói
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

NGÔ THẾ VINH

Hình 1: Lễ động thổ kênh Funan Techo với tràn ngập cờ xí tại ngôi làng nhỏ Prek Takeo, huyện Kien Svay, tỉnh Kandal ngày 05.08.2024, cũng là ngày sinh nhật của Hun Sen, do con trai ông, nay là Thủ Tướng Hun Manet chủ tọa; phía trước khu nhà máy là dàn khẩu hiệu tiếng Khmer cực lớn: “Chúng tôi ủng hộ Kênh Funan Techo”, đây là điểm khởi đầu của khúc kênh đào (1) dài 20 km, lấy nước từ Sông Mekong Hạ (Lower Mekong) là một dòng chính đầu nguồn Sông Tiền trước khi chảy vào ĐBSCL, Việt Nam. [nguồn: Khmer Times 05.08.2024]

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2024

Tính cách địa chính trị của kênh đào Funan Techo của Campuchia

Nguyễn Minh Quang & James Borton

LỜI DẨN NHẬP CỦA VEF: Bài này là một phân tích rất giá trị và đáng đọc về sự bành trướng thế lực địa chính trị của TQ để VEF giới thiệu với các bạn, tuy nhiên cần phải lưu ý với các bạn, trong bài này các tác giả đã tự mâu thuẫn khi viết đoạn sau:

"Tuy vậy, nếu tách riêng kênh đào Phù Nam ra khỏi bối cảnh chung thì nó không hàm ý một mối đe dọa an ninh nào cho Việt Nam. Chúng tôi đồng ý với kết luận gần đây của ông David Hutt cho rằng tự thân kênh đào này có rất ít hoặc không có ý nghĩa quân sự nào đáng kể."

Không thể tách riêng kênh Phù Nam để đánh giá quân sự của nó, vì nó là một lá bài lớn mà nhờ đó TQ thu phục được Hun Sen và dân tộc Khmer, ràng buộc được CB thành chư hầu trung thành trong chiến lược địa chính trị của TQ. Nhìn như thế David Hutt và các tác giả đã bác bỏ mối nguy an ninh khu vực của kênh Phù Nam không những cho VN mà cả Đông Nam Á.


Cờ Cambodia tràn ngập trong ngày lễ động thổ kênh đào Funan Techo tại làng Prek Takeo, tỉnh Kandal ngày 05.08.2024 [photo by Heng Sinith]

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2024

Kênh đào Funan Techo của Campuchia: Đào kênh vì chủ nghĩa dân tộc?

Khu vực xây dựng sau lễ động thổ kênh đào Funan Techo ở tỉnh Kandal, Campuchia, vào ngày 5 tháng 8 năm 2024.

Đúng 9 giờ 09 phút sáng hôm 5 tháng 8, 2024, vào ngày sinh nhật thứ 71 của Chủ tịch Thượng viện Hun Sen, Campuchia động thổ dự án Kênh đào Funan Techo. 

Theo nhiều chuyên gia, lợi ích kinh tế của dự án kênh đào Funan Techo thì mù mờ, còn tác động môi trường, xã hội của dự án lại chưa được làm rõ. Tuy vậy, đối với Campuchia, dự án này là dự án phải làm bằng được, vì theo lời Thủ tướng Hun Manet, công trình này sẽ giúp Campuchia củng cố nền độc lập chính trị về mặt vận tải đường thủy…

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2024

CHUÔNG NGUYỆN HỒN AI - NGÀY 5 THÁNG 8 NĂM 2024 LỄ ĐỘNG THỔ KÊNH FUNAN TECHO

Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL bấy lâu
không được quyền cất tiếng nói
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Ngày 5 tháng 8, 2024 sắp tới đây, đúng vào sinh nhật thứ 76 của cựu TT Samdech Techo Hun Sen, hiện là Chủ Tịch Thượng viện, lãnh đạo đảng Nhân Dân Cam Bốt (CCP), được con trai trưởng của ông là TT Hun Manet chọn là ngày Lễ Động Thổ khởi công Dự án Kênh đào Funan Techo – đang được rầm rộ chuẩn bị như là một ngày lễ hội lớn, với đốt pháo hoa và chiêng trống nổi lên từ khắp các chùa chiền cùng với lời cầu nguyện của giới sư sãi trên toàn Vương quốc Cam Bốt. Nhưng với cái giá môi sinh nào phải trả cho cả  hai dân tộc Khmer và Việt Nam đang hiển lộ và không còn là những ẩn số.  

Hình 1a: Photo Op của Cha và Con Hun Sen – Hun Manet cùng Phó TT Sun Chanthol chuẩn bị cho Lễ Động Thổ Kênh đào Funan Techo ngày 05/08/2024. Hun Sen khẳng định Kênh Funan Techo sẽ củng cố nền độc lập chính trị của quốc gia Cam Bốt trong giao thông đường thuỷ và bảo đảm rằng con kênh sẽ không ảnh hưởng tới môi sinh và dòng chảy của hệ thống sông Mekong. [Phnom Penh FreshNews, 28/06/2024]   

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2024

Nếu được thực hiện, kênh đào Campuchia sẽ là thảm họa kinh tế và môi trường

David Brown

Song Phan dịch

LGT: Bài tham luận tiếng Việt sau đây vừa được công bố trên tạp chí trực tuyến Tiếng Dân, ngày 15 tháng Bảy 2024, do tác giả David Brown biên soạn. Bản gốc Anh ngữ được đăng trên tạp chí trực tuyến Asia Sentinel cùng ngày.

Source: https://www.asiasentinel.com/p/cambodia-canal-economic-environment-disaster

Tóm tắt: Đây là Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc


Hun Manet và ý tưởng của một nghệ sĩ về dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia. Nguồn: Peng Huoth

Có nhiều lý do chính đáng vì sao Campuchia nên từ bỏ kế hoạch xây dựng một con kênh nối thủ đô Phnom Penh với Kampot, một thành phố ven biển cách đó 180 km về phía đông nam. Không có lý do nào dường như có thể làm thay đổi ý kiến của Hun Sen, thủ tướng Campuchia trong 38 năm, hay của con trai ông Hun Manet, được đưa lên làm thủ tướng hồi tháng 8 năm ngoái, hoặc phần còn lại của giới cầm quyền ở Campuchia nếu không có tín hiệu từ lãnh đạo chóp bu.

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2024

Dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia: Danh mục những mối quan ngại tiềm tàng

Ghi chú: Đây là bản tiếng Việt viết theo bản gốc tiếng Anh của chính tác giả đăng trên tạp chí môi trường trực tuyến Mongabay ấn bản ngày 15 tháng 7, 2024: Cambodia’s Funan Techo Canal project: A catalog of worries (Analysis)

Phạm Phan Long

  • Campuchia có kế hoạch xây dựng kênh đào Funan Techo Canal (FTC) dài 180 km (110 dặm) từ thủ đô đến bờ biển trên Vịnh Thái Lan, một dự án trị giá 1,7 tỷ USD nhằm giảm sự phụ thuộc vào việc vận chuyển hàng hóa qua các cảng ở Việt Nam.  

  • Nhưng bài phân tích này kết luận rằng kế hoạch FTC không khả thi về mặt tài chính, sẽ có tác động môi trường nghiêm trọng và sẽ làm tình trạng khan hiếm nước ở hai nước hạ lưu thêm khắc nghiệt khi mực nước sông Mekong đã hạ xuống cực kỳ thấp dưới kỷ lục thấp nhiều năm liền rồi.

  • Lập luận của chính phủ Campuchia rằng kênh đào sẽ làm cho vận tải hàng hóa rẻ hơn là điều không thế có, tính toán sơ bộ của tác giả cho thấy cước phí vận chuyển hàng hóa qua kênh này sẽ cao hơn so với qua các cảng ở Việt Nam để đến các nước có Mậu dịch nhiều nhất với Campuchia.

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2024

GIẤC MƠ NGÀY ĐOÀN TỤ CỦA CHA VÀ CON

Gửi BS Trần Quí Thoại, như một nén nhang
tưởng nhớ người lính, nhà văn, nhà thơ Trần Hoài Thư.

NGÔ THẾ VINH

Thác là thể phách, còn là tinh anh.
                                       Nguyễn Du

Những tấm hình chụp nhà văn Trần Hoài Thư trên giường bệnh là của BS Trần Quí Thoại, con trai Trần Hoài Thư gửi cho BS Ngô Thế Vinh với ghi chú: “để Bác Vinh viết về những ngày cuối cùng của Ba con.”

Hình 1a: Căn nhà Ba Mẹ, 719 Coolidge Street, Plainfield, N.J. 07062 từ 1981, là nơi mà Thoại được nuôi dưỡng và lớn lên. Đây là một địa chỉ văn hóa, một dấu ấn có tính cách lịch sử của cộng đồng hơn 3 triệu người Việt tỵ nạn CS từ sau 1975 trên khắp thế giới. Đây cũng là “cái nôi” trong suốt bao nhiêu năm, hai vợ chồng Trần Hoài Thư - Ngọc Yến hoàn tất công trình Phục Hồi Di Sản Văn học của Miền Nam bị Bên Thắng Cuộc cố tình hủy diệt.

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2024

Giải Mã Thông Điệp Ẩn Sau Cái Tên Kênh Đào Phù Nam Techo Của Campuchia Và Trung Quốc (Bản Full)

Lời giới thiệu của VEF.

Kênh Phù Nam đang là đề tài rất được chú ý vì gây ra căng thẳng ngoại giao giữa hai nước láng giềng cuối sông Mekong, Cambodia và Việt Nam, dự án này đang khơi dậy hiềm khích lịch sử giữa dân tộc Khmer và dân tộc Việt. Mời các bạn xem video này một công trình học thuật, biên khảo lịch sử rất công phu, chừng mực, với những phân tích kinh tế địa chính trị quốc tế sâu sắc , và những nhận định của người Việt Nam và quốc tế về dự án kênh Phù Nam Techo. Video này do nhóm Thế Giới Tiêu Điểm độc lập thực hiện.

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2024

SÁNG NAY NHÀ VĂN TRẦN HOÀI THƯ CẤT CÁNH THEO CON CHIM YẾN BAY VỀ TRỜI

Trần Hoài Thư trên giường bệnh, tay cầm bức hoạ Đức Phật do con trai Trần Quí Thoại vẽ, hình do Trần Hoài Thư gửi ra từ bệnh viện JFK Medical Center, New Jersey. [tư liệu Ngô Thế Vinh]
*
Tin từ Trần Quí Thoại, con trai Nhà văn Trần Hoài Thư báo cho biết Ba của Thoại đã mất lúc 6 giờ 35 sáng nay [giờ miền Đông Hoa Kỳ], Thứ Hai 27.05.2024 tại bệnh viện JFK, New Jersey, đúng một tháng sau ngày Chị Ngọc Yến mất [27.04.2024]. Đây là một tin buồn và cũng là một mất mát lớn lao cho nền Văn học Việt Nam. Xin phân ưu cùng BS Trần Quí Thoại và Hai Anh Trần Quí Phiệt, Trần Quí Trâm trước tin ra đi của Ba và người em Trần Hoài Thư.

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2024

Những thiếu sót và bất lợi của dự án kênh Phù Nam Techo

KS Phạm Phan Long

Gửi tới hai dân tộc Khmer và Việt Nam yêu công lý và hoà bình


VOAKỹ sư (KS) Phạm Phan Long là cố vấn và chuyên gia kỹ thuật công nghệ và cơ sở hạ tầng. Ông từng đưa ra sáng kiến dự án điện mặt trời nổi trên Biển Hồ Tonle Sap (2019) với mục đích tìm giải pháp năng lượng và bảo vệ Biển Hồ, để không phải xây đập Sambor và giảm giá điện cho người dân Cambodia từ cao nhất xuống mức thấp nhất khu vực. Bài viết này có mục đích độc nhất mong Cambodia thận trọng và đừng quá vội vã với kênh Phù Nam. Ông cho rằng nếu Cambodia và Việt Nam liên minh yêu cầu Trung Quốc giảm tích nước, khôi phục nhịp lũ và bảo đảm Biển Hồ nhận đủ 80 tỉ mét khối nước như trước khi có thuỷ điện, hai quốc gia Cambodia và Việt Nam sẽ không còn tranh chấp vì có đủ nước cho châu thổ cả hai nước cùng phát triển. KS Phạm Phan Long sáng lập và hoạt động cho Viet Ecology Foundation, NGO, tại Mỹ và là soạn giả Bản Tuyên Ngôn sông Mekong 1999.

***

Tuyến kênh Phù Nam Techo (Nguồn: Stimson Center)

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2024

Kênh đào Funan và vấn đề “tự chủ” của Campuchia?

Sơ đồ dự án kênh đào Funan. Ảnh chụp từ Google Map, RFA vẽ minh họa sơ lược, dựa theo thông số kĩ thuật của dự án. (Google Map/ RFA)

Hôm 16/5/2024, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen thúc giục Chính phủ Campuchia do con trai ông làm thủ tướng phải thực hiện ngay dự án kênh đào Funan (Phù Nam). 

“Tôi muốn đưa ra ý kiến với Chính phủ Hoàng gia về Dự án kênh đào Funan Techo. Hãy khởi công dự án càng sớm càng tốt; không cần phải chờ đợi nữa. Chúng ta phải nghĩ về nền kinh tế của mình; chúng ta phải nghĩ đến nền độc lập dân tộc của mình.”

Trao đổi với RFA, nhiều chuyên gia đặt câu hỏi về khả năng “độc lập về kinh tế” và “nền độc lập dân tộc” của Campuchia khi thực hiện dự án kênh đào Funan như lời nói của Chủ tịch Thượng viện Campuchia. 

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2024

Đọc Ngô Thế Vinh, Bằng Hữu & Văn Chương

SONG THAO

Thời gian gần đây, tạp chí Ngôn Ngữ mỗi kỳ giới thiệu đặc biệt một tác giả. Thường thì số bài dành cho phần đặc biệt này chiếm nửa số báo, khoảng 150 trang. Nhưng có những tác giả có nhiều bài viết, chiếm quá số trang nên phải làm một phụ bản riêng. Mỗi số Ngôn Ngữ dày khoảng 300 trang, thường các phụ bản trước của các tác giả Tô Thùy Yên và Hoàng Ngọc Biên, Cung Tích Biền số trang ngang bằng với Ngôn Ngữ. Kỳ này, cuốn “Ngô Thế Vinh, Bằng Hữu và Văn Chương” chiếm kỷ lục, tới 700 trang lận, gấp đôi số báo thường. Cứ tưởng tượng mỗi số Ngôn Ngữ như một anh chàng khôi ngô tuấn tú vác một phụ bản như vác một cái ba-lô. Anh chàng 300 ký vác cái ba-lô 700 ký, lăn kềnh là cái chắc. Nhưng nhà văn Ngô Thế Vinh xứng đáng với sức nặng này.

Đinh Quang Anh Thái | Đến Với Linh Bảo Từ Gió Bấc Tới Mây Tần

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2024

Funan Techo Canal Project Conduct Between Vietnam and Cambodia Same Bed but Different Dreams

To the 20 million residents of the Mekong Delta
for so long do not have the right to have a voice

To the Friends of the Mekong

NGO THE VINH

Introduction:The Vietnam Mekong River Commission announced that it will hold a consultation meeting on April 23, 2024 in Can Tho city on the Funan Techo Canal Project. Viet Ecology Foundation would like to introduce an article by Dr. Ngo The Vinh about this controversial project. He was the one who sounded the warning bell very early on about the dangers of hydroelectric dams upstream of the Mekong River, has written many essays and is the author of two books: The Nine Dragons Drained Dry, The East Sea in Turmoil (2000) and Mekong The Occluding River (2007). He is also known as a persistent environmental activist for nearly 30 years, with a concern for protecting the ecosystem of the Mekong River and the Mekong Delta.

Figure 1: Where Does the Future Go? A man holds a plastic container over his head as he walks through a dry lake in Ben Tre province on March 19, 2024. The image of a Mekong Delta with many places where the soil is cracked, dry and salty, the rivers and canals are dry, and the entire Mekong Delta, the most fertile in the world, is being desertified and may disintegrate in the near future. [source RFA]

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024

Dự án Kênh Đào Funan Techo Ứng Xử Giữa Việt Nam và Cam Bốt Cảnh Đồng Sàng Dị Mộng

Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL bấy lâu
không được quyền có tiếng nói
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long  

NGÔ THẾ VINH

Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một  cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.

Hình 1: Tương Lai Đi về Đâu? Người đàn ông chụp thùng nhựa lên đầu đi qua một hồ cạn nước ở tỉnh Bến Tre ngày 19/03/2024. Hình ảnh một ĐBSCL nhiều nơi đất đai nứt nẻ khô mặn, sông rạch cạn nước, cả một vùng châu thổ sông Mekong vốn phì nhiêu nhất thế giới đang bị sa mạc hóa và từ từ tan rã là một tương lai không xa. [nguồn RFA / photo by AFP] 

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2024

Ngô Thế Vinh: Nhà văn của một thời bão nổi

Trịnh Y Thư

Ngô Thế Vinh trên chuyến phà qua Sông Tiền, phía xa là cầu Mỹ Thuận trước ngày “giao long”. Mỹ Thuận là cây cầu đầu tiên của Việt Nam bắc qua Sông Mekong, nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. [Photo by Nguyễn Kỳ Hùng 5.1999]

1.

Trong một bối cảnh đất nước nhiễu nhương, hỗn loạn, nhà văn thường đóng một vai trò quan trọng bằng cách sử dụng ngôn từ của mình để phản ánh, phê bình, truyền cảm hứng và đôi khi thậm chí thách thức hiện trạng. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhà văn phản ứng với những biến động khác nhau, cho dù đó là xã hội, chính trị hay văn hóa. Các nhà văn thường đóng vai trò là người quan sát nhạy bén về thế giới xung quanh. Trong thời kỳ hỗn loạn, họ có thể suy ngẫm về nguyên nhân và hậu quả của biến động xã hội, cung cấp những hiểu biết và phân tích có giá trị. Thông qua các tác phẩm của mình như tiểu thuyết, tiểu luận, kể cả những bài báo và xã luận, nhà văn có thể đưa ra những bình luận giúp người đọc hiểu rõ hơn về sự phức tạp của tình huống.

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2024

Theo Dấu Ngô Thế Vinh Qua Những Trang Văn

TRẦN THỊ NGUYỆT MAI

Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật VNCH năm 1971 với tác phẩm Vòng Đai Xanh. Sau này ông có thêm hai giải thưởng: 1) Giải Văn Học Montréal 2002 Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và 2) Giải Văn Việt Đặc Biệt 2017 với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy SóngMekong Dòng Sông Nghẽn Mạch.

Một trùng hợp thật ngẫu nhiên khi tạp chí văn học nghệ thuật Ngôn Ngữ phát hành vào tháng 2-2024 cũng vào dịp Tết Giáp Thìn 2024 ra số đặc biệt giới thiệu Bác sĩ / Nhà văn / Nhà hoạt động môi sinh Ngô Thế Vinh. Năm Rồng, giới thiệu người kết nghĩa với Cửu Long, tưởng không còn gì thích hợp hơn.

VIỆT BÁO GIỚI THIỆU SỐ NGÔN NGỮ ĐẶC BIỆT THÁNG 02.2024

LÁ THƯ CỦA NHÀ THƠ LUÂN HOÁN
CHỦ BÚT TẠP CHÍ  NGÔN NGỮ

NGÔ THẾ VINH, BẰNG HỮU VÀ VĂN CHƯƠNG là tuyển tập đặc biệt thứ ba, do tạp chí Ngôn Ngữ hân hạnh đứng tên xuất bản và phát hành rộng rãi (sau hai tuyển tập Hoàng Ngọc Biên + Tô Thùy Yên, và Cung Tích Biền).

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2024

Ngô Thế Vinh: nhà văn, người lính, và trí thức đích thực

NGUYỄN VĂN TUẤN

"Hai tác phẩm đó viết về sinh mệnh của một dòng sông là mạch sống không chỉ của Việt Nam mà còn của hơn 70 triệu dân thuộc bảy quốc gia ven sông."

Đó là lời phát biểu như một tâm sự của tác giả Nhà văn, Bác sĩ Ngô Thế Vinh nhân dịp anh được trao giải thưởng Văn Việt vào Tháng Ba năm 2017. Hai tác phẩm mà anh đề cập đến là "Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng" và "Mekong - Dòng Sông Nghẽn Mạch". Đó cũng chính là hai tác phẩm làm nên tên tuổi của tác giả Ngô Thế Vinh. Ngày nay, trước những tranh chấp ở Biển Đông và ở những xung đột mới xảy ra ở Tây Nguyên, hai tác phẩm trên trở nên cần thiết hơn hết cho những ai muốn có một cái nhìn ngọn ngành và đằng sau những vấn đề thời sự đó.  

Hình 1: Sau 3 năm gián đoạn vì đại dịch, Nguyễn Văn Tuấn trở lại Mỹ. Từ Đại học Stanford, NVT xuống Nam California, mấy anh em có dịp gặp lại nhau, từ phải: GS Lê Xuân Khoa, Phạm Phan Long, Nguyễn Văn Tuấn, Ngô Minh Triết, Đinh Quang Anh Thái, Ngô Thế Vinh. [Laguna Beach,10/2023]

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2024

Youtube: Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch do nhà thơ Lê Hân thực hiện trên Youtube

NGÔ THẾ VINH, Audiobook câu chuyện của dòng sông: MEKONG DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH: Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch 2017 phiên bản nguyên vẹn, đã được nhà thơ Lê Hân, Nxb Nhân Ảnh đưa lên YouTube. Xin giới thiệu với các Bạn Đọc.

Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch của Ngô Thế Vinh là những trang bút ký sống động với nhiều hình ảnh của tác giả qua những chuyến đi thăm các khúc sông Mekong từ thượng nguồn Vân Nam, Lào, Thái Lan, Cam Bốt xuống tới ĐBSCL Việt Nam: cũng để thấy rằng với những bước khai thác huỷ hoại đã khiến toàn hệ sinh thái của dòng sông đang suy thoái nhanh hơn dự kiến của nhiều người, ngoài chuỗi những con đập thuỷ điện bậc thềm khổng lồ Vân Nam chắn ngang dòng chính Sông Mekong, nay lại thêm dự án 12 con đập dòng chính hạ lưu ở Lào và Cam Bốt với những hậu quả tích luỹ khiến con  Sông Mekong, Biển Hồ với Châu thổ Tonlé Sap và ĐBSCL đang chết dần. 

MKDSNM audiobook ra mắt lần đầu tiên 2007 là bản rút ngắn, nay 2017 được tái bản là một phiên bản nguyên vẹn với giọng đọc hiếm quý thuần Nam bộ của Ánh Nguyệt, nguyên phóng viên RFI; nhạc đệm của Đoàn Văn nghệ Dân tộc Lạc Hồng, phần hoà âm do Tuấn Thảo phụ trách. Mẫu bìa của Khánh Trường. Kỹ thuật Youtube Lê Hân. Phát hành miễn phí.

Tập 1: https://www.youtube.com/watch?v=6_COKOfsVYo&t=91s
Tập 2: https://www.youtube.com/watch?v=t1fofUx1GWQ&t=180s
Tập 3: https://www.youtube.com/watch?v=WFl3tt5TPYc&t=3135s
Tập 4: https://www.youtube.com/watch?v=uUTJNQ7AghE&t=63s
Tập 5: https://www.youtube.com/watch?v=EVfWO9EVAcM&t=37s

Liên Lạc: 
Nxb Nhân Ảnh, Lê Hân: han.le3359@gmail.com

Việt Ecology Press: P.O. Box 3893, Seal Beach, CA 90740

Thứ Năm, 18 tháng 1, 2024

Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch TỪ TÁC GIẢ NGÔ THẾ VINH ĐẾN AUDIOBOOK

ÁNH NGUYỆT


Hình 1: Buổi ra mắt sách Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch tại Paris 2007, từ trái, phóng viên Ánh Nguyệt, RFI đang giới thiệu sách và audiobook. [tư liệu của Ánh Nguyệt]

Ngô Thế Vinh – Mối thân tình 20 năm

Năm 2000, nhà xuất bản Văn Nghệ (Hoa Kỳ) cho ra mắt người đọc tiểu thuyết dữ kiện Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (CLCD BĐDS). Lần đầu tiên có một quyển tiểu thuyết đồ sộ về sông Cửu Long và vùng đồng bằng Nam bộ được con sông nuôi dưỡng. Đồ sộ không chỉ ở số trang sách (ngót 650 trang) mà chủ yếu ở công phu tham khảo tài liệu và cả những chuyến đi quan sát tại chỗ của tác giả. Người đọc biết thêm nhiều điều về con sông Cửu Long và vùng đồng bằng trù phú nhất đất nước, về những tai họa mà con sông phải hứng chịu do tham vọng bành trướng của quốc gia thượng nguồn, những thỏa hiệp tiếp tay không kém phần nguy hiểm của những nước trong khu vực con sông đi qua.

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2024

Tình Thương còn lại

Trang Châu

Nguyệt San Tình Thương do Sinh Viên Y Khoa Chủ Trương: từ trái, Số báo đầu tiên, Số 18 với chủ đề Thanh Niên Hướng Về Nông Thôn, Số 24 Đặc Biệt về Đại Hàn với chủ đề Chiến Tranh và Hoà Bình.   

*

Xin nói ngay để tránh hiểu lầm. Tình Thương đây là tên tờ nguyệt san của sinh viên y khoa Sàigòn của những năm từ 1963 đến 1966. Còn lại là nêu tên vài cây bút từng viết cho tờ báo, một thời gây sóng gió này, hiện còn sống và tiếp tục viết. Sau 60 năm, nhân sự từng gắn bó với Tình Thương cũng hao hụt đi nhiều: Phạm Đình Vy - chủ nhiệm, Nguyễn Vĩnh Đức - chủ bút đầu tiên, Nghiêm Sỹ Tuấn, Bùi Thế Hoành, Trần Đoàn, Trần Xuân Dũng đã bỏ cuộc chơi. Còn lại Hà Ngọc Thuần ở Úc vẫn thấy hiện diện trên diễn đàn Sinh Viên Quân Y. Còn Liza Lê Thành Ý, Nguyễn Thanh Bình ở Montréal. Thỉnh thoảng vẫn thấy Liza trình bày bìa cho Tập San Y Sĩ Canada (TSYSC), còn Nguyễn Thanh Bình thì đều đặn ôm mục Tin Tức Mình cho TSYSC. Tiếp tục viết, gởi bài đăng báo, in sách, xem ra chỉ còn tôi và Ngô Thế Vinh.

Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2024

Nhà văn Ngô Thế Vinh

Nguyễn Vy Khanh

Ngô Thế Vinh sinh năm 1941 tại Thanh Hóa, một trong những cây bút chủ-lực của tờ Tình Thương, “nguyệt san tranh đấu văn-hóa xã-hội do sinh viên Y Khoa chủ trương”(số ra mắt tháng 1-1964 và số cuối 30, tháng 6-1966) mà ông là tổng thư ký từ số 9 (1964) rồi chủ bút cho đến số cuối. Ông tốt nghiệp Đại học Y khoa Sài Gòn năm 1968, nhập ngũ 1969, làm y-sĩ trưởng Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù.